吾學病愛博
是用淺且無
尤病在無恒
有獲旋失諸
百凡可效我
此二無我如
Song ông là một nhà làm văn có tài, bất kỳ việc gì ông cũng bàn được, mà
lời văn rất hoạt bát, rất nồng nàn, làm cho người ta dễ cảm động. Bởi ông
có cái tài ấy mà thành ra về đường tư tưởng, ông có cái sức phá hoại rất
mạnh, chứ không có cái năng lực kiến thiết. Nói rút lại, ông chỉ là một nhà
làm báo chí rất giỏi, mà không phải là một học giả uyên thâm vậy.
Cùng đồng thời bấy giờ, có Đàm Tự Đồng và Chương Bỉnh Lân đều là
người có thể lấy làm đại biểu cho phái Tân học ở cuối đời nhà Thanh.
Đàm Tự Đồng. Đàm Tự Đồng
譚嗣同, tự là Phục Sinh 復生, hiệu là Tráng
Phi
壯飛, người tỉnh Hồ Nam. Ông học rộng, làm văn giỏi. Sau cuộc Trung-
Nhật chiến tranh rồi, ông khởi đầu mở ra một học hội ở Hồ Nam để cổ động
sự cải cách. Sau ông lên Bắc Kinh rồi cùng với bọn Khang Hữu Vi chủ
trương một biến chính, bị Tây Hậu giết năm Nhâm Tuất (1898).
Ông có làm bộ sách Nhân học
仁學, chủ ý muốn đem khoa học, triết học,
tông giáo đúc vào một lò, để tiện cho sự ứng dụng của cuộc nhân sinh. Ông
cực lực bài xích cái quan niệm tồn cổ, phá hoại cái lưu tệ của tục học. Ông
nói rằng: “Cái chính trị hai nghìn năm nay là cái chính trị nhà Tần, đều là
bọn ăn trộm lớn vậy; cái học hai nghìn năm nay là cái học của Tuân Tử, đều
là bọn hương nguyện vậy. Duy có bọn ăn trộm lớn lợi dụng bọn hương
nguyện, và bọn hương nguyện nịnh hót bọn ăn trộm lớn”. Xem cái khẩu khí
ấy thì đủ biết cái chủ ý của ông là muốn phá cái chính thể áp chế mà tán
thành cái chính thể dân chủ, cùng là công kích cái tục học và cái hủ bại của
người đời vậy. Nhưng sau cuộc biến chính ông lâm nạn, thành ra cái học
của ông không thành lập.
Chương Bỉnh Lân. Chương Bỉnh Lân
章 炳 轔 , người tỉnh Chiết Giang.
Ngay từ đầu ông đã có cái ý bài Mãn, cho nên về đường chính trị ông đề
xướng lên việc chủng tộc cách mệnh. Ông trốn sang ở Nhật Bản, kê cứu các