NHO GIÁO - Trang 583

Lương Khải Siêu. Lương Khải Siêu

梁啟超, tự là Trác Như 桌如, người

đất Tân Hội, tỉnh Quảng Đông. Ông thuở nhỏ rất thông minh, 13 tuổi theo
học của họ Đái, họ Đoàn và hai học Vương. Năm 15 tuổi đỗ cử nhân, năm
18 tuổi lên Bắc Kinh thi hội hỏng, về đến Thượng hải được đọc sách Doanh
hoàn chí lược
. Ông về Quảng Đông nghe Khang Hữu Vi lên Bắc Kinh dâng
thư không được, đã trở về, ông đến xin làm môn đệ, Khang Hữu Vi lấy cái
tâm học của họ Lục, họ Vương cùng sử học và Tây học mà dạy. Từ đó
Lương Khải Siêu bỏ lối cựu học mà theo tân học.
Từ năm giáp ngọ là năm Quang Tự thứ 22 (1894) có việc chiến tranh với
Nhật Bản rồi, ông theo Khang Hữu Vi lên Bắc Kinh dâng thư biến pháp.
Việc dâng thư ấy không đạt tới triều đình, Lương Khải Siêu ở lại mở Cường
Học hội. Sau việc tập học hội phải cấm, ông cùng với những người đồng trí
mở Thời Vụ Báo

時務報 ở Thượng Hải.

Năm Mậu Tuất là năm Quang Tự thứ 26 (1898) ông là một người hoạt động
trong việc biến chính. Được ba tháng thì bị đảng thủ cựu phá tan, ông trốn
sang Nhật Bản, sang Mỹ, rồi đi du lịch hoàn cầu. Khi ông trở về ở Nhật Bản
làm Tân Dân Tùng Báo

新民叢報. Từ đó ông đổi cái chủ nghĩa bảo hoàng

mà theo cái chủ nghĩa cộng hòa, trái hẳn cái ý của Khang Hữu Vi.
Lương Khải Siêu là người học rộng tài cao, trước thuật rất nhiều. Những
điều ông phê bình và nghị luận về học thuật, về chính trị, in ra thành sách
gọi là Ấm băng thất văn tập

飮冰室文集, Ẵm băng thất tùng trứ 飮冰室叢

著, v.v. Sau khi Quốc Dân đã thành lập rồi, ông về nước làm ra nhiều sách,
đại khái như là Trung Quốc học thuật tư tưởng biến thiên sử

中國學術思想

變遷史, Thanh đại học thuật khái luận 清大學術概論, cùng những sách
bàn về sử học, Phật học, v.v.
Ông thường chia Khổng học ra làm hai phái. Một phái của Mạnh Tử truyền
cái thuyết đại đồng, một phái của Tuân Tử truyền cái thuyết tiểu khang.
Khổng học truyền đến hết đời Mạnh Tử là suy. Còn từ đời Hán về sau mấy
nghìn năm là học theo Tuân Tử cả. Bởi vậy ông cùng những người đồng chí
như Đàm Tự Đồng hết sức công kích Tuân Tử. Về sau ông bỏ cái học cũ,
mà theo về đường tư tưởng tự do, và thường nói ở sách Thanh đại học thuật
khái luận
rằng: “Khải Siêu từ 30 tuổi trở đi, không bàn đến Ngụy kinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.