tông chỉ. Các học phái ấy đều muốn sửa đổi cái lưu tệ để khiến sự học được
thích hợp với sự ứng dụng ở đời.
2. Ngoài những học phái chuyên trị về đường nghĩa lý, còn có cái học từ
chương chỉ chú trọng ở mặt khoa cử, để đem học giả vào con đường danh
lợi. Cái học khoa cử khởi từ đời Hán rồi đến đời Đường mới cực thịnh. Nho
giáo nhờ có cái học ấy mà lan ra khắp thiên hạ, nhưng cũng vì cái học ấy
mà thành ra cái học hư văn, làm mất cái chân tướng sự học của thánh hiền.
Hoàng Lê Châu đời Thanh sơ nói rằng: “cử nghiệp thịnh nhi thánh học
vong”, thật là nói đúng cái bệnh của sự học khoa cử vậy.
Nay ta có thể làm cái biểu tổng kê sự đại biến thiên của Nho học trải qua từ
đời Chiến Quốc đến đời Thanh mạt như sau này:
Nho học chi phái biến thiên biểu
I. NGHĨA
LÝ HỌC
Chiến Quốc
Mạnh Tử
Tính thiện
Cầu phóng tâm
Trọng nhân nghĩa
Tuân Tử
Tính ác. Kiểu tính
Thượng lễ. Trọng hình
pháp
Hán, Đường
Huấn hỗ học
Kinh học kim văn
Kinh học cổ văn
Tống, Minh
Lý học
Tượng số học
Đạo học
Tâm học
Thanh
Hán học. Kinh
học
Đạo học. Tống
học
Tân học