NHO GIÁO - Trang 656

[

←6

]

Sách Hán chí nói rằng sách Khổng Tử gia ngữ có 27 thiên. Sau sách ấy mất đi, rồi đến đời Tào
Ngụy có Vương Túc

王 肅 nhặt những chuyện trong sách Tả truyện, Quốc ngữ, Mạnh Tử,

Tuân Tử, Đại ĐáiTiểu Đái mà làm ra bộ Gia ngữ truyền đến ngày nay. Sách ấy tuy có
nhiều chỗ phụ hội không đúng sự thực, nhưng tựu trung cũng có điều đúng với tinh thần Nho
giáo. Vậy có chỗ nào chính đáng cũng trích ra đây cho khỏi sót.

[

←7

]

Trong sách Luận Ngữ có mấy chữ công

攻 đều nghĩa là đánh, trị, như: “Minh cổ nhi công chi

鳴鼓而攻之: đánh trống mà trách tội người ấy” (Tiên tiến, XI). Công kỳ ác, vô công nhân chi
ác

攻其惡,無 攻人之惡: trị những điều xấu của mình, không trị những điều xấu của người”

(Nhan Uyên, VII). Về sau hậu nho hoặc theo ý bài bác Dương Mặc của Mạnh Tử, hoặc đem ý
riêng mà giải nghĩa chữ công là chuyên theo, hay là học. Giải nghĩa như thế có lẽ không đúng
cái ý của Khổng Tử. Ngài vẫn có thái độ “vô khả vô bất khả

無可無不可.

[

←8

]

Hai chữ phu phụ ở đây ăn nghĩa với câu trên, nói người tầm thường hèn hạ. Các tiên nho đều
hiểu như thế cả. Có người nói là vợ chồng là sai nghĩa sách.

[

←9

]

Nghĩa mấy chữ “vô khả vô bất khả” cũng như nghĩa câu: “Quân tử vô nhập nhi bất tự đắc yên
君子無入而不自得焉”, tóm được cả cái tinh thần của đạo Khổng. Nhưng theo được đạo ấy
thật là khó, vì người nào có trí tuệ minh đạt, trực giác mẫn nhuệ lắm mới biết được thế nào là
vô khả, thế nào là vô bất khả. Muốn hiểu rõ nghĩa mấy chữ ấy, tưởng nên xem những lời bàn
của Mạnh Tử: “Khổng Tử khả dĩ sĩ tắc sĩ; khả dĩ chỉ tắc chỉ; khả dĩ cửu tắc cửu; khả dĩ tốc tắc
tốc

孔子可以仕則仕, 可以止則止, 可以久則久, 可以速則速: Nên làm quan thì làm quan;

nên thôi thì thôi; nên lâu thì lâu, nên mau thì mau” (Mạnh Tử: Công Tôn Sửu thượng). Lại có
chỗ ông nói: “Khả dĩ thủ, khả dĩ vô thủ, thủ thương liêm; khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ, dữ thương
huệ; khả dĩ tử, khả dĩ vô tử, tử thương dũng

可以取,可以無取,取傷廉。可以與,可 以無

與,與傷惠。可以死,可以無死,死傷勇: có khi nên lấy, có khi không nên lấy, khi không
nên mà lấy là hại cái liêm; có khi nên cho, có khi không nên cho, khi không nên cho mà cho là
hại cái huệ; có khi nên chết, có khi không nên chết, khi không nên chết mà chết là hại cái
dũng” (Mạnh Tử, Ly Lâu hạ). Những lời ấy giải rõ nghĩa mấy chữ: “Vô khả vô bất khả” của
Khổng Tử.

[

←10

]

Tiểu tướng

小相: đây nghĩa là chức tán lễ để giúp vua trong lúc tế tự.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.