Tiếng người nước Nam cho đến muôn đời...
Công dân ơi mau hiến thân dưới cờ
Công dân ơi mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá
Vẻ vang nòi giống
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng...
Đạm là người đầu tiên và cũng là người vỗ tay thật lớn sau khi Trúc Đào
dứt tiếng hát. Rồi Trương và lính cũng bắt chước vỗ tay hoan hô nồng
nhiệt.
Trời ơi cô Đào hát không thua gì ca sĩ. Cô mà ca sáu câu vọng cổ tui dám
cá sẽ mùi hơn Thanh Nga hay Bạch Tuyết…
Tư Đờn Cò lên tiếng khen và ai ai cũng biết anh ta thành thật khen ngợi.
Đào nhìn Đạm bằng ánh mắt biết ơn.
Cám ơn các anh. Tôi hát bậy bạ cho vui thôi…
Cô Trúc Đào hát bậy bạ mà còn hay như dậy thời nếu cô hát thật còn ác đạn
cỡ nào…
Trương bật cười lớn vì lời khen chí tình của Tư Đờn Cò dành cho vợ của
mình.
Hôm nào tôi mời anh Tư lên nhà đàn cho vợ tôi hát vọng cổ nghe anh Tư…
Nghe Trương nói Đào kêu lớn.
Em không biết hát đâu anh đừng có quảng cáo ẩu…
Tư Đờn Cò cười ha hả.
Tân nhạc hay cổ nhạc gì tui mần cũng được…
Mọi người nhao nhao lên tiếng khiến cho Đạm phải tằng hắng.
Anh em im lặng. Mình nên trở lại chuyện hát quốc ca trước…
Nói xong Đạm ra hiệu cho Đào tiếp tục. Từng chữ, từng câu một nàng hát
trước cho mọi người nghe rồi sau đó cả đại đội đồng hát theo. Từng câu,
từng đoạn một, nàng dịu dàng, vui vẻ và kiên nhẫn tập dượt cho lính hát
trọn bản quốc ca. Chừng hai giờ đồng hồ sau mọi người đã có thể cùng hát
với nhau. Điều mà nàng nhận thấy là mấy chục người lính, càng hát nhiều
họ càng hát lớn, hát mạnh, hát một cách say sưa hơn. Dường như hồn
thiêng sông núi cũng như những lời, những câu trong bản quốc ca kích