Vậy hả… Có lẽ anh cô đơn… Ở trong cái đồn mà đa số đều có vợ thời ảnh
phải cảm thấy đơn độc. Mình hiểu bởi vì mình cũng như ảnh…
Ngừng lại thở dài nhè nhẹ Hạnh đưa tay vén mấy sợi tóc lòa xòa trên trán
rồi nói tiếp. Đào cảm thấy giọng nói của Hạnh thật buồn.
Dân ở đây thật thà, hiền lành và giản dị. Họ không có những khúc mắc như
mình. Họ ít khi suy nghĩ còn anh Đạm, Trương, Đào hay mình thời suy
nghĩ nhiều quá. Bởi vậy mình mới khổ vì sự suy tư của mình…
Uống ngụm nước trà nóng Đào cười cười.
Trà ngon quá. Tôi ghiền trà của chị rồi…
Hạnh không nói mà chỉ mỉm cười nhìn ra cánh đồng không mông quạnh
phía bên kia con rạch đầy nước. Phía bên kia là vùng giải phóng. Dân ở đây
đã nói với nàng như thế. Mấy ông du kích của mặt trận làm chủ một vùng
đất mênh mông không người ở và không ai thèm giành giựt với họ. Thế mà
mấy ổng huênh hoang tuyên bố là khu giải phóng. Giải phóng gì mà đi tới
đâu dân chạy tới đó. Nếu vì thương tiếc mồ mả ruộng vườn của ông cha họ
ở lại rồi sau khi sống với cộng sản một thời gian họ cũng lén lút bỏ trốn về
vùng quốc gia. Rốt cuộc mấy ông lính của mặt trận chỉ còn giải phóng mấy
con chuột, rắn, rùa sống chui rúc trong đồng cỏ hoang và những cây tràm,
cây đước hầu như khô chết. Là người sinh ra và lớn lên ở Cà Mau, có bạn
cùng trường, bà con cùng quê; do đó không ít thời nhiều nàng cũng lâm vào
hoàn cảnh tương tự là liên hệ với bên này và bên kia. Nếu nàng có người
anh ruột đi lính nhảy dù thời nàng cũng có ông anh bà con là trung úy đại
đội trưởng của tiểu đoàn U Minh 9. Nàng cũng có người cậu ruột bị việt
cộng chặt đầu vì có những hành động phản cách mạng. Thành ra lằn ranh
giữa bên này và bên kia rất mập mờ và rất dễ dàng bị hiểu lầm nhất là trong
những vùng đông dân quê. Có thể ban ngày họ theo quốc gia rồi khi đêm
tới, dưới áp lực của nòng súng họ ngã theo mặt trận để được yên thân mà
làm ăn sinh sống.
Chị Hạnh…
Đào gọi nhỏ. Hạnh cười xa vắng như vừa trở về từ giấc mơ nào đó.
Bao lâu rồi cô Đào chưa về Sài Gòn…
Hơn nửa năm rồi… Chị kêu tên được rồi. Kêu cô Đào nghe xa lạ và kiểu