Chụp khẩu Garant M2 Ba Phát nhào ra bờ rạch. Tay xách khẩu Carbine M2
Xinh la lớn.
Để tôi phụ với anh.
Hai ông trung đội trưởng gan lì lội qua con rạch tiến về lùm cây cao, nơi
mà họ nghi có tên du kích đã núp để bắn chết An.
Nó đó... Nó chạy... Nó chạy anh Ba.
Bên này bờ rạch lính ra rầm lên. Đứng trên bờ mẫu Phát thấy một bóng áo
đen chạy lúp xúp trên cánh đồng cỏ cao ngang lưng. Tay súng nổi danh Ba
Phát nâng khẩu Garant M2 lên. Con mắt sáng rực của anh nhìn từ lỗ châu
mai tới đỉnh đầu ruồi và mục tiêu đang di động. Cả ba xếp thành hàng một.
Cắc... Bùm... Âm thanh vọng vang rừng cây. Bóng áo đen lảo đảo rồi ngã
xuống.
Trúng rồi...
Trúng rồi...
Anh Ba... Trúng rồi...
Bắn chết tên du kích xong Ba Phát thở dài sườn sượt. Dù sao anh cũng
không thể cứu sống An. Người lính chiến quê ở Sài Gòn đã nằm xuống nơi
con lộ đất vô danh. Anh đã đi phép và không bao giờ trở lại để ngồi nhậu
với đồng đội của mình. Mưa rơi trắng xóa khoảng trời xám đục. Mưa rơi
trên mặt của Đạm. Người chuẩn úy trẻ không muốn khóc mà nước mắt cứ
ứa ra hòa với nước mưa rơi trên mặt của mình.
Đạm ngồi im trong hầm chỉ huy. Trước mặt anh là đống giấy tờ bề bộn. Cái
gạt tàn thuốc đầy ắp. Ly cà phê cạn khô. Lật bật mà An chết đã hơn nửa
năm rồi. Xuyên qua đề nghị từ chi khu, tiểu khu cho anh thay thế An chỉ
huy đồn Cái Đôi và là đại đội trưởng đại đội 414. Anh không mừng vui khi
lãnh nhiệm vụ mới mà trái lại lo âu nhiều hơn. Trách nhiệm nhiều và nặng
hơn vì tình hình càng lúc càng thêm căng thẳng. Hiệp định khốn kiếp Paris
được ký kết đã cho phép địch ngang nhiên hoạt động cũng như gia tăng
quân số nhằm mục đích đè nặng áp lực quân sự lên chính quyền hiện hữu.
Theo tin tức tình báo từ tiểu khu, chi khu và lính dưới quyền cung cấp; anh
biết địch đã gia tăng quân số một cách đáng ngại cũng như đã mở ra các
cuộc tấn công vào đồn bót và các trục lộ giao thông quan trọng. Đám du