32
tốt và đất cát cũng có khả năng giữ nước tốt. Điều này vô cùng quan trọng giúp cải
tiến kết cấu đất một cách hiệu quả nhờ lớp mùn.
Chu kỳ dinh dưỡng cho thấy mùn gồm các chất hữu cơ do vi sinh vật phân hủy tạo
thành, và mùn biến mất khi bị khoáng hóa. Mùn không thể còn mãi trong đất. Bởi
vậy, nếu ta ngừng cung cấp chất hữu cơ thì kết cấu đất bị xuống cấp, thoái hóa.
Phân hóa học không bao giờ làm cho kết cấu đất phát triển. Hơn nữa, nó còn phá
hoại kết cấu đất vì giết chết vi sinh vật và thúc đẩy sự khoáng hóa. Lý do chính
khiến kết cấu đất bị thoái hóa ở Bangladesh là dùng phân hóa học quá nhiều và
thiếu chất hữu cơ cho đất.
2.2.2 Các tính chất hóa học tối ưu
Các tính chất hóa học của đất là những chức năng được tác động hóa học hỗ trợ.
Đất có tính chất hóa học tốt thường có khả năng bảo tồn chất dinh dưỡng cao và có
độ PH tối ưu.
Khả năng bảo tồn chất dinh dưỡng (CEC)
Khi hòa tan trong nước, các chất khoáng phân thành cation và anion thông qua tác
động hóa học. Phần lớn các chất dinh dưỡng (chất khoáng) cần thiết cho cây đều
được giữ lại trong đất dưới hình thức các cation mang theo collid (chất keo), trừ
một số ít thì mang theo photpho (lân) . Rễ cây hút chất khoáng bằng cách trao đổi
cation và collid. Do đó, độ CEC (Cation Exchange Capacity- khả năng trao đổi
cation ) của đất được các nhà thổ nhưỡng coi là chỉ số về khả năng bảo tồn chất
dinh dưỡng của đất.
Đất có khả năng bảo tồn chất dinh dưỡng cao hay thấp là tùy ở chất lượng và số
lượng colliod trong đất. Colloid phẩm chất tốt có thể giữ được nhiều cation còn
colliod kém phẩm chất thì không. Đất xói mòn tạo ra colliod, cát thì không. Bởi
vậy, khả năng bảo tồn chất dinh dưỡng của đất cát thấp, còn đất sét lại cao hơn.
Colliod từ mùn là chất tốt nhất. Xét về khả năng bảo tồn chất dinh dưỡng, Colliod