"Anh hãy có điều độ trong tất cả mọi chuyện; không nên làm điều gì thái
quá. Được như vậy, anh sẽ sống đến trăm tuổi, với điều kiện là anh sẽ sống
cách nào để xứng đáng với tuổi thọ của anh. Anh có gì để ban rải cho kẻ
kkhác? Nếu anh không có gì để cho ra, thì anh có quyền gì để sống cho chật
đất?"
Hỏi: "Tôi phải làm sao để tự chuẩn bị cho lúc tuổi già?"
Đáp: "Cô hãy tự chuẩn bị cho lúc hiện tại. Tuổi già sẽ làm cho cô khôn
ngoan già dặn thêm. Cô hãy dịu dàng, dễ thương và biết thương người, nếu
cô muốn được trẻ trung mãi mãi... "
Hỏi: "Tôi phải làm gì để khỏi sự bị cô đơn khi tuổi già sắp đến?"
Đáp: "Anh hãy săn tay áo lên và bắt tay vào làm một việc gì để giúp đỡ
một người nào đó. Anh hãy làm cho người khác vui vẻ hạnh phúc, và hãy tự
quên mìn để giúp đỡ người chung quanh. Như thế, anh sẽ không còn sợ sệt
lo âu về những gì có thể xảy đến cho mình và sẽ không cảm thấy buồn chán,
cô đơn."
Hỏi: "Tôi phải làm gì để được yên ổn trong lòng và tìm thấy sự an tịnh?"
Đáp: "Anh hãy giúp đỡ kẻ khác. Anh hãy quyết định mỗi ngày làm một
điều thiện, hoặc giúp một tay nâng đỡ một việc gì cho một người nào đó cần
sự giúp đỡ. Thí dụ: Anh có thể đến viếng thăm một người bịnh, và trò
chuyện an ủi họ. Như thế anh sẽ thấy trong lòng yên ổn, không thắc mắc,
nghĩ ngợi, lo âu."
Như vậy, tính cách liên tục của đời người trở nên một sự thật đầy ý nghĩa,
xét về vấn đề phát triển khả năng và đức tánh trải qua nhiều kiếp luân hồi
sinh tử. Hiểu được chân lý đó, người ta sẽ không còn có sự ganh tị đối với kẻ
khac, vì sự ganh tị là một điều vô ích. Triết gia Emerson nói sẽ có lúc người
ta nhận định rằng thói ganh tị là do sự vô minh mà ra. Điều ấy rất đúng,
nhưng nó chỉ được hiểu rõ là khi nào người ta hiểu thuyết luân hồi. Những
kẻ ganhtị là những người không biết rõ sự kiện này, là bất cứ điều gì người