NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 109

Như đa số các tăng sĩ thời đó, học vấn của Thượng Tọa Thích Trí Quang
chỉ có hạn. Về Hán học, ông đã học với các sư, chứ không học với các nhà
Nho. Hán học của ông là Hán học của nhà Phật, không phải Hán học của
nhà Nho. Loại Hán học này chỉ hướng vào việc tìm hiểu kinh Phật, nên
kiến thức tổng quát của ông không nhiều. Về Tây học, ông chưa học hết
trung học đệ nhất cấp. Thời của ông, đậu diplôme (trung học đệ nhất cấp)
không phải là chuyện dễ dàng. Có thể ông chỉ học hết tiểu học ( Primaire),
vì ở Đồng Hới cho đến năm 1945 chỉ có trường tiểu học. Khi vào Huế, ông
đã học thêm Hán học và Phật học, chứ không học thêm ở một trường Tây
học nào. Về Phật học, ông tốt nghiệp Trường An Nam Phật Học ở Huế năm
1943. Nghe ông thuyết pháp và đọc hai tác phẩm của ông là "Cuốn sách
nhỏ của người xuất gia
" và "Cuốn sách nhỏ của người tại gia", chúng ta
thấy ngay kiến thức của ông không nhiều và không sâu sắc. Một con người
chuyên dùng thủ đoạn thì không thể nói về "người tăng già mẫu mực" hay "
người cư sĩ mẫu mực" một cách sâu sắc được. Chúng tôi chỉ cần trích một
đoạn ngắn dưới đây trong bài "Địa vị và nhiệm vụ hộ pháp của người Phật
tử tại gia
" do ông viết, người đọc cũng có thể thấy trình độ của ông qua lối
hành văn và lập luận của ông:
"Cái thành kiến quái gở cho rằng "tôi phải hy sinh sự tự lợi của tôi cho sự
lợi tha" cũng sẽ phải tan rã vì nguyên tắc này, bởi vì không có sự lợi tha
nào đúng nghĩa từ ngữ ấy mà thiếu tự lợi, tức sự tự áp dụng Phật pháp
trước hết, hay đổi lại, cũng chẳng có một sự tự lợi nào đúng nghĩa của
danh từ ấy mà không vì mục đích lợi tha tức vì lợi ích chung mà áp dụng
Phật pháp
. "
"Thật là một lỗi lầm đáng khinh bỉ khi một người đã sống trong Phật pháp
vô thượng mà không thẳng thắn bộc lộ ra. Họ bảo như thế để mọi người
thấy mình không cố chấp tín ngưỡng của mình, nhưng họ có biết đâu rằng
cố chấp là một việc mà thành thật lại là việc khác. Không thành thực bộc lộ
tư cách Phật tử của mình thì làm sao cảm hóa người được. Họ còn đi hợp
tác với ngoại đạo tà ma. Họ bảo để tỏ tư cách quảng đại của Phật tử,
nhưng lời ấy chỉ là che đậy những lý do lấy Đạo làm bàn đạp cho lợi lộc cá
nhân của mình mà thôi, chứ Phạt tử sao đi hợp tác với ngoại đạo
?"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.