đã đạt được những thành quả đặc biệt gì.
1.- Về phương diện chống ngoại xâm
Ai cũng nhìn nhận rằng dưới thời Lý-Trần, Việt Nam đã thắng được hai
cuộc xâm lăng vẻ vang, đó là cuộc xâm lăng của nhà Tống (l075 - l078)
dưới thời Lý Nhân Tông và cuộc xâm lăng của nhà Nguyên (1284 - 1288)
dưới thời Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Lúc đó nước ta có nhiều
tướng giỏi như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần
Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn
Khoái, v.v. Quân dân một lòng quyết chiến nên thắng trận.
Nhưng ít ai tin rằng dưới thời Lý-Trần, Việt Nam thắng được ngoại xâm là
nhờ Phật giáo. Khi giặc ở thế mạnh, vua Trần Nhân Tông, một ông vua
sùng đạo Phật và có công lớn với Phật Giáo, đã tính hàng. Vua hỏi Hưng
Đạo Vương :
"Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân tàn hại, hay là trẫm hãy chịu
hàng đi để cứu muôn dân ?"
Hưng Đạo Vương đã tâu một cách khẳng khái :
"Bệ hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà Tông Miếu Xã Tắc thì
sao ? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi đi đã rồi sau sẽ hàng."
(23)
Nếu Hưng Đạo Vương không cương quyết, nghe lời Thiền Sư Trúc Lâm,
tức vua Trần Nhân Tông, đặt Tông Miếu Xã Tắc dưới đức từ bi của Đạo
Phật, thì đã mất nước rồi.
2.- Về phương diện văn học
Nhà Lý và nhà Trần đều chú trọng đến đào tạo nhân tài. Nhưng đây không
phải là nỗ lực của Phật Giáo mà là của nhà Nho.
Lý Thánh Tông (1054 - l072) lập văn miếu, làm tượng Chu Công, Khổng
Tử và 72 tiên hiền để thờ.
Dưới thời Lý Nhân Tông, có nhà Nho Lý Đạo Thành làm Phụ Chánh đã lo
sửa sang việc nước và phát triển văn học. Năm 1075, cho mở khoa thi Tam
Trường để lấy người văn học ra làm quan. Năm 1076 lập Quốc Tử Giám để
bổ những người văn học vào dạy. Năm 1086 mở khoa thi chọn người văn
học vào Hàn Lâm Viện. Nho học bắt đầu phát triển mạnh.