Tông truyền ngôi cho con rồi vào tu ở chùa Chân Giáo. Mọi quyền bính
nằm trong tay Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ tư thông với Thái Hậu là Trần
Thị, mưu cướp cơ nghiệp nhà Lý, cho cháu là Trần Cảnh mới có 8 tuổi lấy
Chiêu Hoàng, rồi bắt Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Tháng Chạp
năm Ất Dậu (1225), Trần Cảnh lên làm vua, tức Trần Thái Tông, phong
Trần Thủ Độ làm Thái Sư Thống Quốc Hành Quân Chinh Thảo Sự.
Lý Huệ Tông, tuy đã nhường ngôi cho con và đi tu, Trần Thủ Độ cũng
muốn giết để khỏi lo về sau. Một hôm Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ ở trước
chùa Chân Giáo, Trần Thủ Độ đi qua trông thấy, cười và bảo : "Nhổ cỏ thì
phải nhổ cái rễ cái nó đi. " Huệ Tông nghe thế, phủi tay đứng dậy và nói :
"Nhà ngươi nói ta hiểu rồi. " Mấy hôm sau, Trần Thủ Độ cho mời Huệ
Tông. Huệ Tông biết ý, vào sau chùa thắt cổ tự vận.
Thái Hậu Trần Thị (vợ của Huệ Tông) được giáng xuống làm Thiên Cực
công chúa để Trần Thủ Độ lấy làm vợ, mặc dầu Trần Thị và Trần Thủ Độ
là hai chị em họ.
Năm Nhâm Thìn (1232), Trần Thủ Độ cho tổ chức lễ Tiên Hậu nhà Lý ở
Thôn Thái Đường, làng Hoa Lâm, huyện Đông Ngạn, tỉnh Bắc Ninh. Trần
Thủ Độ sai đào hầm, gác cây lên rồi làm nhà lá ở trên và đặt bàn thờ tế lễ.
Khi tất cả tôn thất nhà Lý vào tế lễ, Trần Thủ Độ cho giật sập hầm và chôn
sống tất cả.
Vua Lý Huệ Tông đã vội bỏ gia đình, thần dân và đất nước, trao ngai vàng
lại cho con gái mới có 7 tuổi rồi xuất gia để mong thành Phật khi đất nước
đang trong cảnh loạn ly, triều đình rối loạn, mới ra cảnh nông nỗi này.
Chiêu Thánh Hoàng Hậu lấy Trần Thái Tông đã 12 năm mà không con, bị
phế xuống làm công chúa, và bắt chị của Chiêu Thánh là vợ của Trần Liễu,
mới có thai ba tháng, vào làm Hoàng Hậu. Trần Liễu tức giận, đem quân
làm loạn.
Sử gia Trần Trọng Kim kết luận : "Làm loạn nhân luân như thế thì từ
thượng cổ mới có là một !"
Dưới thời Phật Giáo làm Quốc Sư, chuyện bị phê phán nặng nề nhất là
chuyện đánh dẹp Chiêm Thành. Việc chận đứng những sự quấy nhiễu hay
dẹp loạn để an dân là điều cần thiết. Ngay cả việc mở mang bờ cõi cũng có