rất tử tế, vua Minh Mạng rất sùng đạo Khổng, đã ra lệnh cho các quan trấn
Bắc thành lấy tiền kho lập nhà dưỡng tế nuôi những kẻ quan quả, cô độc,
tàn tật không nơi nương tựa, v.v...
4.- Giai đoạn cuối cùng
Từ đời Trần Nghệ Tông (1370 - 1372) trở đi, tình trạng trở nên suy đồi
nghiêm trọng :
- Loạn trong triều đình : Trần Nghệ Tông giết Dương Nhật Lễ. Mẹ Nhật Lễ
chạy qua Chiêm Thành kêu cứu. Quân Chiêm Thành kéo tới đánh thành
Thăng Long, Trần Nghệ Tông phải bỏ kinh đô chạy sang Đông Ngạn. Quân
Chiêm Thành đốt sạch cung điện, bắt đàn bà con gái, lấy hết các đồ châu
báu ngọc ngà đem về.
- Năm 1389, Thiền Sư Thiên Nhiên, tên thật là Phạm Sư Ôn, đã nổi loạn,
đem thuộc hạ tiến chiếm Thăng Long, gây tai biến cho triều đình. Sử gia
Trần Trọng Kim kể lại :
"Ở Quốc Oai thì có người sư tên là Phạm Sư Ôn nổi lên đem quân về đánh
Kinh sư. Thượng Hoàng, Thuận Tông và triều ớ nh phải bỏ chạy lên Bắc
Giang. Phạm Sư Ôn lấy được Kinh sư, ở ba ngày rồi rút về Quốc Oai. Bấy
giờ có Tướng quân là Hoàng Phụng Thế đóng ở Hoàng Giang để giữ phòng
quân Chiêm Thành, nghe tin Sư Ôn phạm đất Kinh sư mới đem quân về
đánh lẻn bắt được Sư Ôn và phá tan giặc ấy."(25)
- Đến năm 1396, triều đình và Phật Giáo không còn kiểm soát được tăng ni.
Vua Trần Thuận Tông phải xuống chiếu thải bớt tăng sĩ dưới 50 tuổi. Phải
chăng đây là một hành động nhắm ngăn chận những rối loạn do giới tăng sĩ
Phật Giáo gây ra?
- Lê Quý Ly chuyên quyền, bắt vua Trần Thuận Tông nhường ngôi cho
Thái tử là Án mới 3 tuổi, tức Trần Thiếu Đế, rồi xưng là Quốc Tổ Chương
Hoàng. Sau Lê Quý Ly bỏ Thiếu Đế và xưng vương, đổi họ thành Hồ Quý
Ly. Nhà Trần sụp đổ và Phật Giáo đi đến chỗ ngày càng suy đồi.
d) Bài học lịch sử
Trước hết, chúng ta hãy nghe sử gia Trần Trọng Kim phê bình về tình trạng
chính trị, xã hội và đạo lý dưới thời Lý - Trần, thời kỳ mà Phật Giáo trở
thành đạo nhà nước và Thiền Sư làm Quốc Sư :