"Bệ hạ nói câu ấy thì thì thật là là nhân đức, nhưng mà Tông Miếu Xã Tắc
thì sao ?"
Lời của một Thiền Sư và một vị tướng đã cho thấy không thể lẫn lộn giữa
đạo thoát tục và đạo trị quốc.
Qua thời Tây Sơn (1778 - 1802), các tăng sĩ đều phải đi nhập ngũ và làm
công dịch như các người dân bình thường, chùa chiền bị phá, tượng Phật bị
hủy, tài sản các triều đình trước đã cấp cho nhà chùa nay bị thu hồi lại và
cấp cho các làng xã. Mất đi sự trợ giúp của chính quyền, sự hưng thịnh của
đạo Phật không còn nữa.
Một thời "huy hoàng" nhất trong lịch sử của Phật Giáo Việt Nam như đã
trình bày trên, có nên cho tái diễn một lần nữa hay không ? Mọi người đều
có thể tự trả lời.
III- NHỮNG THÀNH QUẢ PHẬT GIÁO ĐẠT ĐƯỢC TRONG 100
NĂM QUA
Trong bài Dân Tộc và Phật Giáo cuối thế kỷ 20 đăng trên Bông Sen số 17,
Lý Khôi Việt đã nhận định :
"Chính trị Việt Nam suốt 100 năm nay, đã dành một số phận đen tối, khắc
nghiệt nhất cho những đứa con Việt Nam ưu tú (tức Phật Giáo) và dành
một chỗ ngồi ưu đãi nhất cho những đứa con phản bội xấu xa (tức Thiên
Chúa Giáo)."
Nhận định này không phù hợp với thực tế. Trong cuốn Việt Nam Phật Giáo
Tranh Đấu Sử do nhà xuất bản Hoa Nghiêm ấn hành tháng 10 năm 1964,
Thượng Tọa Thích Tuệ Giác đã liệt kê vô số thành quả mà Phật Giáo Việt
Nam đã đạt được từ 1920 đến 1964, rồi ông kết luận :
"Phải nói rằng từ năm 1920 đến hết năm 1956, Phật Giáo Việt Nam thật là
một thời kỳ hưng thịnh. Số phật tử càng ngày càng đông, các tổ chức thanh
niên, sinh viên, học sinh Phật tử đều được sắp xếp quy củ.
"Các Vị Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni đều là những vị có học vấn uyên
bác, kinh sách đều được in ra rất nhiều, phổ biến rộng rãi trong giới Phật tử
và những người mộ đạo Phật."
Những thành quả mà Phật Giáo đã đạt được từ thời Pháp thuộc tới nay đã