bang, một điều chưa có tiền lệ, cho 17 tờ báo khác mà sau đó đã đem công
bô nội dung tài liệu của tôi.
Tôi đã không sai khi nhận định về những mối nguy hiểm đối với cá nhân
tôi. Ngay sau đó, tôi bị buộc phải ra trước toà án liên bang, tiếp theo là
Russo. Tổng cộng, tôi bị quy tới 12 tội và có thể phải chịu tới 115 năm tù
với một vài lần hầu toà nữa. Nhưng tôi cũng không sai khi hy vọng rằng
vạch trần những bí mật và những điều dối trá của 5 vị tổng thống có thể
làm lợi cho nền dân chủ của chúng ta và đó là cái giá xứng đáng cho sự
mạo hiểm của mình. Sự thật được tiết lộ sẽ là động lực để thúc đẩy việc
đưa ra công luận hàng loạt vấn đề, bao gồm cả những việc làm xấu xa của
Nhà Trắng hòng làm mất uy tín của tôi cũng như bắt tôi phải im miệng.
Đương nhiên là nếu tôi khuất phục thì họ sẽ bãi bỏ những cáo buộc chống
lại tôi và bạn bè của tôi. Nhưng điều quan trọng hơn nhiều là chính những
tội ác của Phòng Bầu Dục đã góp phần lật đổ Tổng thống, một bước hết sức
cần thiết trước khi đi đến kết thúc chiến tranh.
Đây là câu chuyện về sự thay đổi lớn nhất trong đời tôi, nó bắt đầu kể từ
khi tôi từ Việt Nam trở về. Sự tan vỡ của nhũng niềm hy vọng mỏng manh
mà tôi có. Ở Việt Nam, sự hoài nghi về cuộc chiến tranh đã theo tôi về Mỹ
từ giữa năm 1967 không còn xa lạ gì với tôi nữa. Trái lại, nó khiến tôi bi
quan trở lại như trong chuyện đi đầu tiên tới Việt Nam năm 1961 và nó lại
được nhân lên trong năm đầu tiên tôi làm cho Lầu Năm Góc từ giữa năm
1964. Năm 1967, tâm lý hoài nghi này lan rộng trong chính phủ. Dư luận
bên ngoài thậm chí có lẽ còn hoài nghi hơn nữa. Đây chính là thời điểm mà
mong muốn chứng kiến cuộc chiến tranh kết thúc của tôi cũng không khác
với hầu hết các đồng nghiệp trong chính phủ hoặc trong các cơ sở nghiên
cứu do chính phủ tài trơ, dù họ đã hoặc chưa tùng phục vụ ở Việt Nam. Cả
một thế hệ sinh ra trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cũng đều trở nên vỡ
mộng như tôi về một cuộc chiến tranh mà họ thấy ở đó sự vô vọng và vô
tận.