Tôi cũng từng có chung quan niệm như họ về những giá trị và đặc tính của
nước Mỹ, tham gia tích cực vào Chiến tranh lạnh, vào việc chống chủ nghĩa
cộng sản, vào việc giữ bí mật, và vào việc ủng hộ chiếc ghế tổng thống.
Đến năm 1968, nếu không nói là sớm hơn, tất cả họ, cũng như tôi đều
muốn thấy nước Mỹ cần phải thoát ra khỏi cuộc chiến tranh này. Mong
muốn này thúc đẩy tôi tìm hiểu câu hỏi. Tại sao chiến tranh lại có thể xảy
ra trong những hoàn cảnh như vậy, nhất là sau sự ám ảnh ghê gớm của cuộc
Tổng tiến công Tết Mậu Thân hồi đầu năm 1968 mà cuộc chiến vẫn có thể
kéo dài tới bảy năm nữa?
Nội dung chính của cuốn hồi ký này kể một câu chuyện với phần mở đầu là
sự chỉ trích của những nhân vật trong chính phủ về chính chính sách của
chúng ta, đến chỗ cuối cùng tôi đã vượt lên trên cả những nỗ lực chấm dứt
chiến tranh từ vị trí trong ngành hành pháp, sẵn sàng từ bỏ những đặc
quyền và mối quan hệ chính trị, cơ hội phục vụ các tổng thống tương lai,
toàn bộ sự nghiệp của tôi để thay bằng việc chấp nhận viễn cảnh của một
cuộc sống ở chốn lao tù. Cuốn sách tập trung vào những điều mà kinh
nghiệm cuộc sống đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện công việc của mình
suốt từ năm 1969 đến năm 1972, nhũng điều tôi đang mong muốn tôi (hoặc
nhũng người khác) đã làm trong năm 1964 hoặc 1965 đó là: đưa những tài
liệu này ra Quốc hội và báo chí để nói ra sự thật.
Thật dễ để nói rằng ý tưởng phanh phui sự thật đơn giản đã không đến với
tôi và cũng như bất kỳ ai vào thời điểm đó. Vấn đề còn lại là tại sao điều đó
lại không xảy ra? Cũng giống như nhiều người, tôi hoàn toàn tin tưởng vào
vị tổng thống của mình (và đối với nghề nghiệp của tôi, những dữ liệu
thông tin nội bộ và ảnh hưởng của nó, dù sao chăng nữa, tôi cũng đã lý
tưởng hoá mục đích của mình) trên tất cả mọi thứ khác, trên lòng trung
thành với Hiến pháp, trách nhiệm với sự thật, với những người bạn Mỹ và
với những cuộc sống của những người khác. Đây là một câu chuyện đối