những dấu hiệu của một cuộc tấn công chứ không chỉ là một cuộc va chạm
với các mục tiêu mà radar đã vạch ra.
Trong đầu tôi, những bức điện này đã xoá đi hình ảnh một vở kịch được
truyền "trực tiếp" trong 2 giờ mà chúng tôi đang dõi theo. Thông tin mới
này là một gáo nước lạnh. Tới khoảng 3h, để đáp lại những yêu cầu gấp
gáp cần được chứng thực, Herrick đánh điện: "Các hoạt động chi tiết thể
hiện một bức tranh lộn xộn cho dù chắc chắn trận phục kích ban đầu là có
thật". Nhưng làm sao anh ta có thể chắc chắn về điều đó, hoặc tại sao, trước
đó 1 giờ, khi anh ta dường như đã đủ tự tin, thì không còn ai có những báo
cáo tiếp theo chuyện về cho tới tận giờ?
Herrick tiếp tục khẳng định, lúc 6 giờ Washington (5h sáng giờ vùng vịnh),
chiếc thuyền đầu tiên áp sát tàu Maddox có thể đã bắn một quả ngư lôi vào
tàu Maddox (theo âm thanh nghe thấy chứ không phải nhìn thấy). Tất cả
các báo cáo về quả ngư lôi bắn vào tàu Maddox đều bị nghi ngờ vì người ta
đoán rằng do người điều khiển hệ thống định vị âm thanh dưới nước đã bị
nhầm khi nghe thấy tiếng đập chân vịt của tàu. Vì thế sự thừa nhận của anh
ta về những báo cáo đã gửi đi đều không đáng tin cậy. Đống bằng chứng tới
trong vài ngày dường như đã không có cuộc tấn công nào xảy ra vào ngày
4-8; Năm 1967, các tài liệu dường như đều khẳng định không có cuộc tấn
công thứ hai, và năm 1971 tôi buộc phải tin vào sự ngờ vực này. Năm 1966,
một bằng chứng đáng tin cậy của các sĩ quan Bắc Việt bị bắt từng tham gia
vào cuộc tấn công ngày 2 tháng tám đã bác bỏ bất cứ cuộc tấn công nào vào
ngày 4-8. Cuối năm 1970, nhà báo Anthony Austin phát hiện và đưa cho tôi
bằng chứng khẳng định, cuộc tấn công ngày 4-8 có lẽ có liên quan tới cuộc
tấn công ngày 2 tháng tám. Năm 1981, với những bằng chứng mới trong
cuốn nhật ký của mình, nhà báo Robert Scheer đã khẳng định với Herrick
rằng báo cáo về quả ngư lôi đầu tiên không được tìm thấy. Dẫu sao, ngày 4-
8, từ những báo cáo được bảo đảm chuyện tới cho Herrick, tôi kết luận rằng
có thể đã có một cuộc tấn công dưới dạng nào đó. Đúng lúc đó, rõ ràng đã