"Đe doạ: Lý thuyết và thực hành", một bài khác là "Những sự điên rồ mang
mục đích chính trị". Hitler đã chủ ý gây dựng cho địch thủ của mình ấn
tượng về những hành động khó lường và phi lý của Hitler. Không thể trông
đợi hắn ta không đe doạ ai đó để rồi làm điều gì đó điên rồ và có hại cho cả
hai phía. Ở một mức độ nào đó thì làm vậy sẽ có lợi cho hắn ta, vì hắn điên
rồ, hiếu chiến đến liều lĩnh và táo bạo. Ít nhất là đã có lúc cả thế giới phải
phục dưới chân hắn. Đó không phải là cách mà tôi khuyến nghị nước Mỹ,
cũng như bất kỳ nước nào khác, tiếp cận đối với vấn đề này. Cách mà tôi
muốn đề xuất hoàn toàn khác. Nếu như ai đó bắt chước Hitler làm vậy thì
chỉ gây nên sự điên cuồng và chuốc lấy tai hoạ.
Thông tin về việc xâm lược Campuchia, lọt ra vào tháng tư trước từ những
quan chức không rõ danh lính, khẳng định trên thực tế rằng động cơ chủ
yếu của việc tấn công Campuchia là để cho Liên Xô, Trung Quốc và Bắc
Việt tin rằng việc hoạch định chính sách cấp cao của chúng ta là không thể
tiên đoán.
Đồng thời, do chúng ta có thể hành động bất thường và điên rồ như đã được
chứng minh bởi việc xâm lược Campuchia vào giai đoạn chiến tranh này,
họ không thể tin vào sự tính toán và thận trọng của chúng ta trong những
tình hương khủng hoảng tương tự. Khi tôi đọc những thông tin này, tôi băn
khoăn liệu những nguồn thông tin từ các quan chức cao cấp cũng như chiến
lược sai lầm đó có phải bắt nguồn từ chính Nixon và Kissinger hay không.
Tôi hy vọng là không.
Việc Kissinger chẳng mấy tỏ ra khen ngợi đã trả lời cho thắc mắc của tôi.
Thật rùng mình khi nhận ra rằng ba tháng sau vụ xâm lược Campuchia,
trong đầu Kissinger lại có những gợi nhớ về những thủ thuật của Hitler.
Bốn chúng tôi ngồi ăn trưa bên hiên nhà. Ngay đầu bữa ăn, Lloyd đã tận