McNaughton tiếp tục nhìn tôi, còn tôi thì vẫn lắng nghe. Tôi biết tại sao
ông lại nói với tôi điều này. Ông không giải thích lòng trung thành ông
muốn nói là gì, nhưng từ câu chuyện của ông cũng đủ để tôi hiểu rằng: Hãy
làm những điều tốt đẹp cho cấp trên, người đã thuê bạn; hãy đặt lên trên
những gì bạn nghĩ là tốt nhất cho đất nước, đưa ra lời khuyên tốt nhất cho
Tổng thống hay Bộ trưởng Quốc phòng cho dù điều đó có làm cấp trên của
bạn lúng túng. Tôi đã nghe nhưng không tán thành. Có lẽ tôi đã bị sốc. Nói
dối Tổng thống? Lừa gạt ông ta bằng nhận định riêng của mình khi ông ta
hỏi mình về vấn đề chiến tranh và hoà bình?
Hay nói dối McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, nếu mình ở cùng phòng
với ông ta và McNaughton và McNamara lại yêu cầu mình cho biết những
quan điểm riêng của bản thân? Đó là vấn đề có thực của câu chuyện này.
Tôi cho rằng sẽ không bao giờ xảy ra chuyện đó. Tôi không nói gì với John
McNaughton và tình huống này đã không xảy ra.
Tôi có một cơ hội đến sớm hơn vào mùa thu để ủng hộ các phòng ban bác
bỏ việc tiến hành các cuộc không kích chống lại Bắc Việt. Walt Rostow,
chủ tịch phòng hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao, thông báo một
đơn đề nghị rằng chúng ta phải tìm cách thay đổi bằng cả lời tuyên bố và
hành động, các nguyên tắc "luật chung" đang thịnh hành của trò chơi trong
các mối quan hệ quốc tế. Điều này đã hạn chế những phản ứng quân sự của
chúng ta với những gì Rostow gọi là "cuộc tấn công bí mật" ví như điều mà
tất cả chúng ta đều tin đó là sự chỉ đạo bí mật của Bắc Việt và sự ủng hộ
của Mặt trận dân tộc giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Từ năm 1961,
Rostow đã biện hộ cho tính hợp pháp và sự cần thiết đối với việc ném bom
của Mỹ vào Bắc Việt. McNaughton lấy ý kiến của nhiều bộ phận trong văn
phòng của ông để đóng góp vào bài phê bình chi tiết về "luận đề của
Rostow rằng cuộc tấn công bí mật là chính đáng và phải được giải quyết
bằng các cuộc tấn công vào nguồn gốc của sự xâm lược". Tôi viết một phần