Thật đáng tiếc! Điều này chấm hết đề tài của bạn, và có thể chấm hết luôn
cuộc trò chuyện.
Tại sao bạn không tập hỏi một cách văn vẻ và sâu sắc hơn? Cuộc trò
chuyện của bạn có thể sẽ thú vị hơn nhiều đấy. Chẳng hạn như là:
"Mùa hè năm nay còn oi bức hơn năm ngoái. Nhiệt độ trái đất thì ngày
một tăng hơn. Nguy thật! Bạn có nghĩ rằng chúng ta cũng cần có trách
nhiệm về điều này không?"
"Thị trường chứng khoán năm nay dao động thất thường quá. Ai mà
không thích nghĩ rằng nền kinh tế quốc gia vững như bàn thạch, nhưng xem
chừng cái bàn thạch ấy giờ đây cũng đang lung lay. Theo anh liệu khủng
hoảng kinh tế có xảy ra không?"
"Khi mới tới Washington thì ngay lập tức, tớ đã trở thành một fan của
nhóm Redskin rồi. Nhưng sao dạo này họ chơi tệ thế không biết! Thậm chí
còn thua nhóm Cowboys non choẹt nữa là! Theo cậu thì năm nay Redskins
có thay đổi gì không? Chả lẽ lại thất bại nữa à?"
Cũng cùng một đề tài nhưng với cách hỏi sau thì người khách của bạn
buộc phải suy tư nhiều hơn, câu trả lời của họ sẽ không đơn giản là
"Không" hay "Có". Cuộc trò chuyện có thú vị hay không hoàn toàn phụ
thuộc vào sự khéo léo của bạn.
NGUYÊN TẮC ĐẦU TIÊN: HÃY LẮNG NGHE
Bạn biết không, tôi đã tự nghiệm ra điều này: Tôi chẳng bao giờ học
được cái gì khi tôi đang nói. Mỗi sáng thức dậy tôi đều tự nhủ rằng nói hay
chưa đủ mà còn phải biết lắng nghe. Bởi khi lắng nghe tôi sẽ học hỏi được
rất nhiều.
Khổ nỗi, người ta dường như không mặn mà gì với việc chú ý lắng nghe
cho lắm! Ví dụ như khi bạn nói với gia đình hay bạn bè rằng máy bay của