NHỮNG BÍ QUYẾT TRONG GIAO TIẾP - Trang 74

Khi bạn là người phỏng vấn.

Tất nhiên bạn cần phải có những tính cách: Cởi mở, nhiệt tình, sự quan

tâm, và luôn trong tư thế sẵn sàng để hỏi.

Đừng chỉ chú trọng đến bằng cấp. Hãy quan tâm đến ứng viên đang đứng

trước mặt. Người đó có lòng nhiệt tình hay không? Có thật sự thích hợp với
công việc này không? Nếu cảm thấy ứng viên quá e dè hay sợ sệt, hãy áp
dụng những phương pháp khởi đầu câu chuyện mà tôi đã trình bày ở
chương hai. Nếu thấy một điều gì đó khác lạ trong lý lịch - ứng viên từng
sống ở Hồng Kông, hay từng làm việc trong đoàn xiếc chẳng hạn - hãy hỏi
về điều đó. Tư thế chủ động này sẽ giúp bạn điều khiển cuộc phỏng vấn
diễn ra hiệu quả và sôi nổi. Bạn có thể hiểu nhiều hơn về ứng viên, điều
này rất cần thiết.

Nên nhớ sự cởi mở và lòng nhiệt tình giống như một con đường hai

chiều. Bạn phải luôn chân thật về công việc và về chính bản thân với cương
vị là một ông chủ. Và hãy nghĩ rằng nếu người ta không thấy được sự nhiệt
tình của bạn và công ty bạn, thì liệu có ai hào hứng tới làm việc ở đó.

TRÒ CHUYỆN VỚI ÔNG CHỦ

Bạn đã được nhận vào làm việc. Lúc này, bạn lại băn khoăn khi bắt đầu

với những mối quan hệ mới và những cuộc trò chuyện mới? Có ai đó cho là
nói chuyện với bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng như nhau cả
thôi. Nhưng tôi không nghĩ như vậy.

Nói chuyện với ông chủ không thể giống như cách nói với anh bạn ngang

hàng hay với cấp dưới của bạn. Hoàn toàn khác nhau! Đó là phản ứng tự
nhiên của con người. Đơn giản vì ông chủ của bạn dĩ nhiên không ngang
hàng với bạn.

Khi nói chuyện với ông chủ, ta thường giữ thái độ trịnh trọng và cung

kính. Cách nói chuyện sẽ khác không chỉ ở từ ngữ, mà còn ở thái độ, và cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.