NHỮNG BÍ QUYẾT TRONG GIAO TIẾP - Trang 75

thanh điệu nữa. Nhưng thật không nên chút nào nếu quá nhún nhường, quá
hạ mình, hay cứ nịnh hót "sếp". Bạn không cần phải nói chuyện cứ như là
một cái máy đánh bóng (apple polisher) vậy. Rất nhiều ông chủ sẽ đánh giá
thấp nếu bạn làm như thế.

Ở công việc nào cũng vậy, nói chuyện với ông chủ rất có ích. Không phải

để "Tan sở làm một chầu nhé!" như thường nói với anh bạn đồng nghiệp,
mà để bạn tự đánh giá chính bản thân mình. Vai trò, sự đóng góp của bạn
cho công ty, điểm mạnh và điểm yếu của bạn, nên cải thiện điều gì, và
những ưu thế là gì... Qua những cuộc đối thoại với ông chủ, bạn sẽ hiểu
hơn, đánh giá đúng hơn về chính mình.

Sau bao nhiêu năm đi làm, tôi đã tự nghiệm ra điều này: Nếu bạn làm

việc hoàn hảo thì cứ yên tâm, không phải bận tâm nên nói chuyện với ông
chủ như thế nào. Nhưng nếu làm hỏng việc gì thì khó khăn đây. Trong tình
huống này, vẫn nên giữ một thái độ hoàn toàn cởi mở và bình tĩnh. Đừng
bao giờ tỏ vẻ cuống quít sợ sệt hay phẫn uất bực bội. Hãy nhỏ nhẹ trình bày
lời giải thích, và đừng quên dùng hai chữ "giúp tôi":

- "Tôi thấy rằng lẽ ra tôi đã có thể làm việc này tốt hơn. Ông có thể giúp

tôi tìm ra chỗ nên tập trung vào hay không?"

Hoặc là: - "Có lẽ tôi đã không hiểu kỹ vấn đề lắm. Tôi xin chịu trách

nhiệm. Ông hãy giúp tôi biết sai lầm cốt yếu của tôi là gì không?"

Nếu nói một cách khéo léo như thế, mọi việc rồi sẽ ổn cả. Trừ khi sai lầm

quá khủng khiếp không thể tha thứ được, hoặc ông chủ của bạn là người
quá cố chấp. Nếu vấn đề không phải ở bạn mà ở ông ấy, tôi nghĩ tốt nhất
bạn nên đi tìm một công việc mới.

NÓI CHUYỆN VỚI CẤP DƯỚI CỦA BẠN

Có một quy tắc hết sức đơn giản là: Hãy nói chuyện với những người

dưới quyền theo cái cách mà bạn muốn ông chủ nói chuyện với mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.