kết quả tuyệt vời. Một loạt công thức chúng tôi phải tìm hiểu diễn tả về
tham số của hệ số lực đẩy, diện tích phần cổ của miệng tên lửa, diện tích
mặt cắt ngang của khoang đốt, và vận tốc dự đoán có thể đạt được của
luồng khí sinh ra của mỗi loại chất nổ đẩy được sử dụng.
Trong sách còn yêu cầu chúng tôi phải đưa ra những quyết định lạ nhất
từ trước đến giờ: Tên lửa của bọn tôi sẽ bay cao và nhanh bao nhiêu, và
khối lượng chất nổ dự định sử dụng? Hai đứa tôi đều hiểu những câu hỏi
này có liên quan mật thiết đến nhau. Đầu tiên, bọn tôi đưa ra những cân
nhắc cho lượng chất nổ và dựa hẳn vào ước lượng chiều cao tên lửa đạt
được. “Cứ lấy mốc 2 dặm vậy,” Quentin bảo.
“Sao không lấy mốc 30?” tôi gặng hỏi.
Quentin lúc nào cũng cẩn trọng hơn. “Trước mắt phải xem làm sao để
làm tên lửa của mình bay cao gấp đôi lần trước đã,” cậu ấy bảo.
Tôi mở ngăn kéo và lôi ra một cuốn sổ. Đầu tiên là phải sử dụng lại công
thức S = ½ at
2
để tính quãng đường dựa trên thời gian.
Tôi thực hiện phép tính, giả sử rằng tên lửa của bọn tôi sẽ đạt được vận
tốc tối đa ngay khi xuất phát và rồi làm tròn chiều cao là 10.000 foot
. Kết
quả cho ra 800 foot/giây hay 545,45 dặm/giờ. Tôi tính lại một lần nữa và
cũng được kết quả tương tự. Nó nhanh hơn gấp 5 lần vận tốc của chiếc
Buick đạt được ở Little Daytona, thật khó tưởng tượng tên lửa của bọn tôi
có thể bay nhanh như vậy. Nghĩ đến đây, tôi gạt cuốn sổ sang một bên rồi
quăng cả bút chì đi. “Kết quả này không thể đúng được.” Tôi cảm thấy thật
xấu hổ, ngay cả phép tính đơn giản vậy mà cũng không làm nổi.
Quentin nhìn lướt qua rồi đẩy cuốn sổ lại cho tôi. “Kết quả này hoàn toàn
chính xác. Tính tiếp đi. Đừng nản chí chứ.”