CÁI TẨU BỌT BIỂN
N
gày 16 tháng hai năm một nghìn tám trăm bốn mươi, anh Vorel khai
trương cửa hàng bột mì của mình ở ngôi nhà mang tên “Thiên thần xanh”.
Bà vợ ông đại úy bảo cô con gái, lúc này đã đứng ở ngoài hành lang để
chuẩn bị đi chợ: “Poldýnka ơi, con vào cửa hàng mới mua một gói bột thô
nhé, ta ăn thử xem sao.”
Nhiều người nhẹ dạ có thể nói rằng mở một cửa hàng bột mì mới thì có
gì là đặc biệt. Nhưng có lẽ tôi sẽ bảo kẻ nhẹ dạ đó: “Này, anh chả hiểu gì
cả!”, hoặc chỉ nhún vai mà không nói gì. Thời đó, khi một người nhà quê
nào cách hàng hai chục năm mới lên Praha, đi qua cổng thành Strahov đến
tận phố Ostruhová, thì vẫn tìm thấy người bán hàng ở đúng góc phố như
cách đó hai chục năm, vẫn thấy cửa hàng bánh mì với cái biển như xưa, vẫn
thấy cửa hàng tạp hóa ở đúng ngôi nhà như trước. Thời đó, tất cả mọi thứ
đều có chỗ cố định của nó. Vì thế, việc tự nhiên mở cửa hàng bán bột mì ở
chỗ trước đó là cửa hàng tạp hóa chẳng hạn, là việc thuộc về những hành
động dại dột ngu xuẩn đến mức không ai dám nghĩ tới. Cửa hàng là thứ cha
truyền con nối, và giả sử nó được chuyển vào tay một người nào đó từ khu
khác của Praha đến, hay người từ nhà quê lên, thì người đó cũng không bị
cư dân địa phương coi hẳn là người lạ, bởi người đó đã tuân theo cái trật tự
thành nếp ở đây mà không gây rắc rối bằng những cái mới lạ. Nhưng anh
Vorel không những chỉ là người hoàn toàn xa lạ, mà lại còn đi mở cửa hàng
bán bột mì ở trong ngôi nhà Thiên thần xanh là nơi từ trước đến nay chưa
từng bao giờ có một cửa hàng nào. Vì cái cửa hàng mới ấy mà anh cho phá
bức tường ở phía trông ra đường của căn hộ ở tầng mặt đất. Chỗ đó trước
đây có cửa sổ uốn tròn. Ngày ngày, từ sáng đến chiều, ai đi qua cũng thấy
bên cửa sổ ấy có một người đàn bà tuổi đã nhiều mang cái che mắt màu