NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ KHU PHỐ NHỎ VEN SÔNG - Trang 305

như trong những nền văn học phương Đông, họ có một vị trí đặc biệt hơn.
Tất nhiên, vẫn là về những con người ấy nhưng Neruda có một cách nhìn
riêng. Các nhà nghiên cứu nói rằng đó là ảnh hưởng của con người nhà báo
khi viết văn, một sự thiếu vắng chủ nghĩa lí tưởng trong bút pháp của ông.
Chủ nghĩa hiện thực của Neruda, nếu có thể nói vậy, là một thứ chủ nghĩa
hiện thực, có lẽ, rất gần với Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan, mà
rất khác với thứ chủ nghĩa hiện thực nhuốm màu thương cảm của Thạch
Lam hay Nguyên Hồng. Chủ nghĩa hiện thực ấy lật lên mọi khía cạnh của
con người và cuộc sống thị dân, cả khía cạnh mơ mộng hão huyền, cái thực
dụng đến khô khốc, cái nhẫn tâm một cách tầm thường cũng như cái bé mọn
nhỏ nhặt. Ông mô tả sâu sắc và tinh tế tất cả những thói tật của thị dân, đặc
biệt là cái ác tầm thường, cái vô tâm và ích kỉ cũng như sự nhẫn tâm của lời
nói cũng như những điều bịa đặt, những định kiến, tin đồn. Nó như căn bệnh
mãn tính của thị dân, trở thành một thứ thói tật gần như là bản chất của
những đô thị mà người ta sống trong những cộng đồng vừa thành thị nhưng
cũng vừa rất đỗi làng xã, khi mà mỗi cánh cửa mở ra đều có thể soi thẳng
vào đời sống của một kẻ khác, khi mà mỗi tin đồn có thể bay từ đầu phố đến
cuối phố chỉ trong thoáng chốc, khi mà cuộc sống của kẻ này có thể bị chà
đạp bởi cả một cộng đồng rằng rịt trong những mối quan hệ và sự cô đơn
chưa trở thành án chung thân của mỗi con người. Có thể nói, văn chương
của Neruda thuộc về một thời đại mà thành thị vẫn là một thế giới mở mà
những con người không tránh khỏi, không thể nào thoát khỏi thế giới của
những kẻ khác. Trong thế giới ấy, con người chưa trở nên lạc lõng và cô độc
trong cái biển xa lạ của những siêu đô thị.

Nhắc đến tập truyện ngắn của Neruda, không thể không nhắc đến một

nhân vật đặc biệt: khu phố nhỏ ven sông, khu Malá Strana trong tiếng Séc.
Đặt trong một cái nhìn so sánh, Malá Strana được mô tả trong tập truyện của
Neruda giống như khu 36 phố phường của Hà Nội, khu phố mà hình ảnh của
nó thấp thoáng trong ca khúc của Nguyễn Đình Thi, được lưu lại trong tranh
của Bùi Xuân Phái và phim tài liệu của Trần Văn Thủy, khu phố gắn với
những cái tên có chữ Hàng. Tôi muốn nói đến những Hàng Bông, Hàng Gai,
Hàng Hòm, Bát Sứ, ... những Tô Tịch, Hàng Mành, những khu “đặc Việt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.