(19) PHÁT HIỆN RA PHƯƠNG
ĐÔNG
Có một điều khá kỳ lạ là người Nhật Bản thường chỉ bắt đầu
hiểu về đất nước và con người Nhật Bản khi họ rời xa quê hương,
đất nước. Giống như kiểu “không ra khỏi nhà thì sẽ không biết
nhà mình ra sao”, người ta thường không hiểu về phương Đông nếu
không rời khỏi phương Đông. Chẳng thế mà từ xa xưa đã có câu:
“Đứng núi này trông núi nọ”. Mình thường không biết rõ về những
gì mình có, mình luôn thấy người khác hạnh phúc hơn mình.
Tại London, Gandhi đã lần đầu tiên phát hiện ra phương Đông.
Vào thời gian cuối năm học thứ 3 tại London, Gandhi đã làm
quen với hai người bạn kỳ lạ. Có thể nói, nếu không gặp gỡ với
những người bạn như thế thì có đi sang phương Tây cũng chưa biết
thế nào là phương Tây thực sự. Cả hai người này đều đang đọc
“Thánh điển Gita”, một kiểu “thánh ca” của Ấn Độ, tương tự như bộ
“Cổ sự ký (Kojiki)
” hay “Norito
” của Nhật Bản. Ấy thế nhưng
điều đáng xấu hổ là Gandhi lại chưa hề đọc tác phẩm đó bao giờ.
Điều này cũng hay xảy ra trong trường hợp của người Nhật Bản.
Những người được gọi là học giả của Nhật Bản hầu hết là những
người rất tinh thông, tường tận về phương Tây. Như câu chuyện về
“Andō Shōeki
” do Đại sứ Canada, Giáo sư Egerton Herbert
Norman viết trên loạt báo Iwanami Shinsho là một ví dụ tiêu biểu.
Có rất nhiều người trong giới học giả Nhật Bản không biết chút gì
về ông. Ông là người đã nói về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa vô
chính phủ còn trước cả Các-Mác. Nhưng dù có hàng trăm, hàng triệu
người tìm hiểu, nghiên cứu về Các-Mác thì sẽ chẳng có lấy một