nhão nhề. Ta đã mất hết khả năng kháng cự. Giáo sư Kanuhga
cũng tới và khuyên ta uống thuốc nhưng ta từ chối. Sự kém hiểu
biết về việc tiêm chủng của ta lúc đó đã đạt đến mức gần như ngu
dốt. Ta cứ tưởng tiêm chủng là sử dụng huyết thanh của một loài
động vật nào đó. Mãi về sau ta mới biết, thứ mà các bác sỹ định
dùng cho ta có nguồn gốc từ thực vật. Nhưng ta biết điều đó khi
đã không cần phải tiêm nữa rồi. Bệnh kiết lỵ không hề suy giảm.
Ta gần như đã cạn kiệt sức lực, toàn bộ cơ thể mỏi mệt rã rời. Ta sốt
cao rồi bất tỉnh nhân sự. Mọi người vô cùng lo lắng và cho gọi
thêm nhiều bác sỹ khác. Nhưng có gọi bao nhiêu bác sỹ thì cũng chỉ
vô ích vì bệnh nhân đâu có chịu nghe lời chữa trị của họ!
Shetori Amparal, một người bạn khác của ta, cùng vợ đi từ
Nadiado tới thăm ta và sau khi bàn bạc, mọi người đã quyết định
đưa ta tới ngôi nhà gỗ của cậu ta ở Ahme-dabad để đề phòng trường
hợp xấu nhất xảy ra. Có lẽ không ai có thể nhận được sự chăm sóc
chu đáo, tận tình, chan chứa yêu thương, quên cả bản thân như ta đã
nhận được từ bạn bè và người thân trong đợt bị bệnh lần này. Tuy
nhiên, cơn sốt dù nhẹ nhưng chẳng lúc nào chịu giảm đã khiến cơ
thể ta ngày một yếu thêm. Thậm chí lúc đó ta đã nghĩ bệnh tình cứ
kéo dài thế này chì chắc mình không thể tránh khỏi cái chết. Tại
nhà của Shetori Amparal, dù ta luôn được bao bọc bởi những ánh
mắt yêu thương và chăm sóc nhiệt tình của mọi người nhưng ta đã
hoàn toàn mất hết sự điềm tĩnh và tính kiên nhẫn.
Đúng lúc bệnh tình của ta đang ngày càng chuyển biến theo
hướng xấu hơn thì Varanbubai, một cộng sự của ta, đã báo cho ta tin
quân Đức quốc xã thua trận và chính phủ đã có thông báo không
cần động viên binh sỹ nhập ngũ nữa. Quả thật, tin về việc không
cần động viên binh sỹ nhập ngũ là một niềm vui lớn đối với ta.”
“Ta áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng nước (thủy liệu pháp)
và phương pháp này đã có tác dụng tốt tới cơ thể, giúp ta cảm thấy