Mọi người đếm từng giây, có tiếng đồng hồ điểm xa xa, rồi ở ngôi nhà
bên cạnh đồng hồ cũng bắt đầu gõ chuông.
Tiếng chuông thứ ba vừa dứt, mọi người nghe có tiếng rắc rắc, rồi một
tiếng nổ rất lớn phát ra. Một cột lửa và khói phụt lên, những gạch đá của
các tường bắn tung tóe. Và cũng chỉ thế thôi.
Ông quận trưởng chạy tới và kêu: Tiến lên. Gọi dây nói về quận ngay.
Bảo điều xe cứu hỏa đến để đề phòng, chữa cháy,
Ông nắm cánh tay Madơru:
— Anh chạy đến xe hơi của tôi, cách đây độ 100 mét, bảo xe đưa anh
đến nhà Đông Luy, tìm và giải thoát ngay anh ta rồi dẫn anh ta đến đây
ngay.
— Đưa đến đây với thủ tục là hình thức truy nã chứ ạ ?
— Truy nã ! Anh điên à.
— Nhưng ông phó phòng Vơbe ... ?
— Thôi im đi.Vơbe là cái thá gì ? Tôi trực tiếp phụ trách. Anh đi đi.
Madơru đi thực hiện nhiệm vụ, không phải với cái vội vàng của người đi
bắt bớ, mà là với một niềm vui đặc biệt. Cho tới nay những hành động mà
anh buộc phải thực biện để chống lại một người mà bao giờ anh cũng vẫn
gọi là thầy làm cho anh rầu lòng, nhiều khi đến rơi nước mắt. Lần này anh
được đến gặp thầy với tư cách ngươi tùy tùng giúp việc, đến để cứu thầy.
Buổi chiều, viên phó phòng Vơbe tin chắc là Đông Luy đã trốn mất rồi
nên không khám xét kỹ ngôi nhà theo đúng lệnh ông quận trưởng, mà chỉ
để lại ba người cảnh giới.
Madơru đến, gặp ba người ở tầng dưới nhà. Hỏi, thì họ khẳng định là
không nghe thấy một tiếng động nào. Anh một mình đi lên—vì muốn chỉ
gặp riêng thầy— qua phòng khách, vào trong phòng làm việc. Tới đây anh
thấy lo lắng vì thoạt nhìn sau khi đã bật đèn, anh không thấy gì cả.
Anh gọi đi gọi lại nhiều lần: Thầy ơi ! Thầy ở đâu ?
Nlưrng không có tiếng trả lời. Madơru nghĩ thầm: Rõ ràng thầy mình đã
gọi điện thoại, thì nhất định là thầy phải ở đây.
Đúng lúc đó, từ xa anh nhìn thấy cái ống nghe đã rời khỏi móc. Anh
bước thêm mấy bước thì giẫm phải những mảnh gạch và vữa lở rơi trên