bên Ac-giăng-tin. Người anh này trước khi chết giao người vú nuôi đưa
sang châu Âu đứa con nhỏ 5 tuổi. Đó là đứa con gái hoang mà ông ta thừa
nhận do sự hôn phối bất hợp pháp mà sinh ra. Người vợ bất hợp pháp của
ông là bà Lơvatxơ, gốc Pháp, dạy học ở Bu-nô-de. Đây là giấy khai sinh
của em nhỏ. Đây là bản khai của người cha có chữ ký đầy đủ. Đây là tờ
chứng nhận của người vú nuôi. Đây là giấy nhân chứng của ba người bạn
thương nhân ở Bu-nô-de. Và đây là những giấy khai tử của ông bố và bà
mẹ em bé. Tất cả những giấy tờ này đều được hợp pháp hóa mà đóng dấu
lãnh sự Pháp. Nếu không có gì thay đổi, thì tôi không có lý do gì để nghi
ngờ và tôi phải coi Ph‘lôrăngxơ-Lơvatxơ là con gái của ông Raun-
Xôvơrăng và là cháu gọi Gattông-Xôvơrăng bằng chú ruột.
— Cháu ruột của chú Gattông-Xôvơrăng !...
Ph‘lôrăngxơ lắp bắp, đầy xúc động. Không phải xúc động vì sự gợi ý lên
một người cha mà nàng không hề biết mặt. Nhưng xúc động vì nàng nghĩ
đến Gattông-Xôvơrăng, người mà nàng xiết bao quý mến, lại còn có dây
liên lạc họ hàng thân thiết đến thế. Nàng khóc.
Nước mắt chân thực hay nước mắt của một diễn viên biết thủ vai rất giỏi
? Những sự việc ấy bây giờ, nàng mới biết thật, hay nàng giả dối tạo ra cảm
xúc như bây giờ mới biết ?
Đông Luy vừa theo dõi người phụ nữ, vừa theo dõi ông Đetmaliông, cố
đoán xem ông suy nghĩ như thế nào. Và đột nhiên anh thấy việc bắt
Ph’lôrăngxơ là đã được quyết định, vì đây là bắt một tên tội phạm ghê tởm
nhất.
Anh cầm tay ngườiphụ nữ, và gọi: Ph‘lôrăngxơ !
Nàng ngước nhìn anh với cặp mắt đầy nước mắt và không nói năng gì.
Anh nói thong thả:
— Có không biết là cô đang ở một tình huống buộc cô phải bào chữa.
Muốn bào chữa được, thì cô phải hiểu những tình huống trước mắt là như
thế nào. Cô Ph‘lôrăngxơ ! Do tính lô gích của những sự kiện xảy ra, nên
ông quận trướng đã khẳng định là người đến đây lúc này, rõ ràng có quyền
thừa hưởng gia tài, và đồng thời cũng là kẻ đã giết những người đáng được