thiếu. Và cái bằng chứng ấy anh đã có: đó là vết răng cắn in lên quả táo lấp
dưới đống lá trong vườn. Đối với luật pháp những vết răng đó có giá trị
ngang với dấu in điềm chỉ. Đối chiếu vết răng trên quả táo với rết răng trên
mảnh sô cô la thì cũng khẳng định...
Thể nhưng anh còn lưỡng lự. Anh hết sức chú ý và lo lắng, thương hại
lẫn với khinh ghét, nhìn dò xét người phụ nữ có thể thực sự đã nhẫn tâm ám
hại chồng và con chồng. Anh có nên đánh một đòn kết thúc không ? Anh
có quyền làm thay tòa án không ? Mà nhỡ bằng chứng sai lầm thì chả oan
người ta lắm sao ?
Ông Đetmaliông đến gần Madơru, nói với anh, nhưng cố ý để cả Đông
Luy nghe thấy: “Sao ? Anh nghĩ thế nào ?”
Madơru nhún vai, không trả lời. Đông Luy nói thay:
- Thưa ông quận trưởng ! Tôi nghĩ rằng nếu người đàn bà này thực sự có
tội thì thái độ của bà ta là thái độ của người đang cố gỡ tội, có gắng hết sức
khéo léo nhưng lại vô cùng vụng về.
— Thế nghĩa là... ?
— Nghĩa là bà ta có thế chỉ là con rối nằm trong tay một tên đồng bọn.
- Một tên đồng bọn ?
— Vâng thưa ông quận trưởng. Hẳn ông còn nhớ những lời của ông
chồng bà ta kêu lên ở quận hôm qua: “A ! Những quân khốn nạn ! Những
quân khốn nạn !”. Như vậy thì ít nhất cũng phải có một tên đồng bọn nữa.
Mà tên này rất có thể là người mà viên cai Madơru đã báo cáo với ông,
người mà chúng ta đã thấy có mặt ở tiệm cà phê Tân-kiều trong khi ông
thanh tra Vêrô cũng có mặt ở đó: Đó là một người có bộ râu hung đỏ,
chống cái can bằng gỗ mun có tay nắm bằng bạc cho nên ta có thể...
Ông Đetmaliông tiếp lời ngay:
- Ta có thể ngay bây giờ, với những giả định đã có, bắt bà Fauvin và từ
đó lần mối tìm ra tên đồng bọn.
Perenna không trả lời. Ông quận trưởng trầm ngâm nói tiếp:
- Bắt bà ta... Bắt bà ta... Nhưng phải có bằng chứng... Ông có tìm ra một
vết tích chứng cớ nào không ?...
—Tôi không có, thưa ông quận trưởng. Tôi chỉ mới điều tra qua loa.