ánh sáng nào hé ra từ màn đêm tối. Đồng thời người ta cũng cố tìm kiếm
mà chưa thấy anh chàng Vich-to, em họ của các bà Rut-xen, là người, nếu
không có người trực hệ dòng họ Rut-xen, thì sẽ được thừa hưởng gia tài
Cốtmô — Moocninhtôn.
— Chưa ! — cô Lơvatxơ đáp — Trong tờ «Tiếng vang" có một bài...
— Bài liên quan đến tôi ?
— Tôi nghĩ có lẽ có liên quan. Đầu đề bài là: «Sao chưa bắt người này
?».
— Tin đó liên quan đến tôi ư — Anh vừa cười vừa hỏi — Anh cầm tờ
báo và đọc:
«Tại sao chưa bắt người này ? Tại sao cứ để tồn tại một tình trạng bất
bình thường, phi lô gích, làm cho những người ngay thật phải sợ hãi ?
Đấy là một câu hỏi mà bất kỳ ai cũng phải đặt ra, và chỉ cần những điều
tra thu lượm được của chúng tôi là đủ để trả lời đúng.
Một năm sau cái chết giả tạo của Acxen — Luypanh, pháp luật đã phát
hiện, hay coi như phát hiện, là Acxen — Luypanh không phải ai khác, mà
chính là người có tên thật là Ph‘lôrani, sinh ở B‘loa. và đã mất tích. Vì vậy
tòa án đã ghi vào cuốn sổ hộ tịch trên trang của Ph‘lôrani, những dòng
như sau «CHẾT" kèm theo mấy chữ «VỚI TÊN LÀ ACXEN— LUYPANH».
Cho nên bây giờ muốn làm cho Acxen — Luypanh «sống» lại, thì ngoài
việc phải có bằng chứng không chối cãi được, là Acxen—Luypanh «đang
sống» — một việc không phải không làm được — còn cần phải huy động
nhiều bộ máy phức tạp nhất của Nhà nước, và phải có một sắc lệnh của
Hội Đồng chính phủ.
Nhưng hình như ông Valăngg Lây, chủ tịch Hội Đồng, đã thống nhất với
ông quận trưởng cảnh sát, cùng phản đối việc điều tra quá tỉ mỉ này, vì sợ
sẽ gây tai tiếng bất lợi làm cho những thượng cấp có thẩm quyền phải lo
ngại. "Làm sống lại Acxen — Luy-panh ? Lại phải chiến đấu chống với
con người gian xảo ấy ! Để đi đến thất bại và lố bịch ! Không không !
Ngàn lần không ! Vì thế mới xảy ra cái vụ tày trời này, vụ không ai chịu
nổi, không ai tưởng tượng nổi, ầm ĩ tai tiếng ! Để cho Acxen-Luypanh, tên
ăn trộm không ngớt tái phạm, tên trùm kẻ cướp, tên trùm chiếm đoạt và xỏ