— Kia thầy ! Thưa thầy ! ...
Đông Luy cáu quá: “Cái thằng đại ngu, thậm ngu này ! Bây giờ để xổng
nó thì làm sao mà tìm thấy nó được nữa ?”
— Tìm được dễ thôi ! Nó phải trở về nhà nó chứ ! Tôi báo sở cảnh sát.
Họ sẽ gọi dây nói cho quận, và sáng mai...
-- Thế lỡ con chim nó biến mất ?
— Tôi không có lệnh bắt !
— Mày có muốn tao ký cho mày một cái lệnh bắt không ? Hở đồ ngu !
Nhưng Đông Luy nén giận, anh biết là mọi lý lẽ của anh sẽ gãy nát trước
cái ương bướng cố chấp của viên cai. Và Madơru rất có thể chống lại anh
để bảo vệ kẻ thù. Anh đành hỏi với Madơru bằng giọng nghiêm lúc: «Một
thằng ngốc, với mày là hai thằng ngốc. Và có bao nhiêu người muốn làm
công tác tình báo an ninh với mớ giấy lộn và với chữ ký, với lệnh bắt, với
bao nhiêu cái kỳ cục nhảm nhí khác, thì có bấy nhiêu thằng ngốc. Công tác
tình báo an ninh, con ơi ! Là phải dùng nắm đấm ! Nếu thấy kẻ thù là phải
«đấm» ngay. Nếu không thì dễ đấm vào không khí lắm ! Ta nói đến thế
thôi. Chào anh ! Ta về đi ngủ. Khi mọi việc đã xong xuôi thì gọi dây nói
cho ta biết.
Anh trở về nhà, rất bực tức, không chịu nổi vì làm việc mạo hiềm mà
không được tự do hành động mà phải lún theo ý chí, hay nói đúng hơn, lún
theo sự mềm yếu của kẻ khác.
Nhưng sớm hôm sau, ngủ đậy, anh bị thôi thúc vì muốn biết lực lượng
cảnh sát mắc kẹt như thế nào với thằng cha «can gỗ mun” và nhất là vì ý
nghĩ sự giúp đỡ của anh không phải là vô ích, nên anh vội mặc quần áo.
Anh tự nhủ: «Nếu ta không đến cứu viện cho họ thì thế nào họ cũng bị che
mắt lừa gạt. Họ không đủ tầm cỡ để tiến hành một cuộc chiến đấu như
vậy». Vừa lúc đó Madơru gọi anh ở dây nói. Anh vội đi tới một phòng nhỏ
mà người chủ trước đã bố trí ở tầng gác thứ nhất, trong một hẻm tối chỉ ăn
thông với văn phòng của anh. Anh bật đèn điện.
— Anh đấy hả, Alếchdăng ?
— Thưa thầy vâng. Tôi đang ở nhà hàng rượu vang gần cái nhà phố Ri-
sa-Wanlat.