sự ưa thích đối với xã hội Muggle đều có trí lực thấp, quyền phép yếu ớt và
đáng thương hại đến nỗi hắn chỉ tự cảm thấy ưu thế của mình khi ở giữa
đám người lợn Muggle.
Không có dấu hiệu yếu kém phép thuật nào chắc chắn hơn sự yếu kém vì
bầu bạn với bọn phi-pháp-thuật."
Thành kiến này rốt cuộc cũng tiêu tan trước chứng cứ quá hiển nhiên rằng
một số pháp sư lỗi lạc nhứt thế giới(3), theo cách nói thông thường, chính
là “những người khoái Muggle”.
Ngày nay sự chống báng cuối cùng đối với chuyện “Cậu phù thủy và cái
Nồi Tưng tưng” vẫn tiếp tục tồn tại trong những phường xã nào đó. Có lẽ,
điều này được Beatrix Bloxam (1794-1910), tác giả cuốn sách tai tiếng
Chuyện kể Nấm dù tổng kết hay nhứt. Bà Bloxam cho rằng Những chuyện
kể của Beedle Thi sĩ gây tác hại cho trẻ em bởi vì cái mà bà gọi là “nỗi ám
ảnh bệnh hoạn của chúng với những đề tài khủng khiếp nhứt, như chết
chóc, bệnh tật, tàn sát, ma thuật, nhân vật bất toàn và xác thân biểu lộ quá
lố, và bộc phát theo kiểu tởm lợm nhứt”. Bà Bloxam đem nhiều chuyện kể
khác nhau, bao gồm cả chuyện của Beddle, viết lại theo lý tưởng của bà,
mà bà diễn tả là “lấp đầy đầu óc tinh khiết của những thiên thần bé bỏng
của chúng ta bằng những suy nghĩ vui tươi lành mạnh, giữ cho giấc ngủ
ngọt ngào của các cháu không bị những mộng mị quỷ quái ám ảnh và bảo
vệ những đóa hoa ngây thơ quý báu của các cháu.”
Đoạn cuối truyện “Cậu phù thủy và cái Nồi Tưng tưng” được bà Bloxam
viết lại với cái hậu quý báu và tinh khiết như sau:
"Thế là cái nồi bằng vàng bé bỏng nhảy múa hân hoan – tưng-cà-tưng
tưng-cà-tưngtưng! – trên những ngón chân hồng hồng nhỏ tí! Cậu Wee
Willykins đã chữa cho tất cả những con búp bê khỏi chứng xà xịt hơi thê
thảm, và cái nồi bé bỏng vui đến nỗi nó đầy ắp kẹo cho Wee Willykins và
những con búp bê!
“Nhưng chớ có quên đánh những cái cọc-ngà của cậu đấy nhé!” Cái nồi
kêu.