lời bác, lần thứ hai "tàn phá đời mình trong men rượu". Bác không "xổ nho",
cũng không mượn lời cổ nhân để gián tiếp răn tôi. Bác chỉ lặng lẽ loay hoay
chỗ bếp lò, lúi húi nấu cháo đậu xanh cho tôi ăn, nấu rễ tranh, mía lau, mà để
lấy nước cho tôi uống. Bác bảo, ăn uống những thứ này, tôi sẽ mau lấy lại
sức.
Bây giờ ngồi thu mình trên vỉa hè, nhớ đến sự chăm sóc lặng thầm của
bác, lòng tôi bỗng rưng rưng xao xuyến. Có lẽ trong những ngày tháng tôi xa
nhà trọ học, bác là người thương tôi nhất. Phải chi nhỏ Quyên có được một
nửa tình thương của bác đối với tôi.
Nghĩ đến nàng Stéphanette, chàng chăn cừu ngước bộ mặt ủ ê nhìn lên
cửa sổ. Tiếng dương cầm thánh thót vẫn rót xuống tự trên cao, nhưng bản
"Au claire de lune" đêm nay sao nghe buồn rũ rượi.
Trong khi tôi đang đờ đẫn lắng nghe từng nốt nhạc ngấm vào hồn thì cửa
nhà nhỏ Quyên xịch mở. Rồi trước sự kinh ngạc của tôi, nhỏ Quyên bước ra
và hấp tấp băng qua đường, chạy thẳng lại chỗ tôi. "Sao Khoa không vào nhà,
lại ngồi đây?", nhỏ Quyên hỏi. Tôi liếm môi "Tại tôi thích thế". Nhỏ Quyên
khẽ chạm những ngón tay trắng muốt của nó vào vai tôi, cười khúc khích
"Thôi mà, Khoa đừng giận nữa! Quyên biết cả rồi!". Tôi tròn mắt "Quyên
biết gì?". "Biết biết thơ kia là do Khoa viết tặng Quyên". Tôi như không tin
vào tai mình "Làm sao Quyên biết?" - "Minh Hoa nói". Tôi ngẩn ngơ "Chỉ có
thế mà Quyên tin sao?". Nhỏ Quyên chúm chím "Tin chứ. Khi Quyên đem
chuyện đó hỏi bạn trai của Quyên, bạn trai của Quyên cũng thừa nhận như
vậy". Rồi không để tôi kịp hỏi thêm, nhỏ Quyên nắm lấy tay tôi "Khoa vào
nhà học bài với Quyên đi! Từ nay trở đi Khoa không được bỏ Quyên một
mình nữa đấy nhé!". Câu nói của nhỏ Quyên nghe như một lời ước hẹn. Tôi
nghe lùng bùng lỗ tai, bèn nhắm mắt lại, lảo đảo đứng lên.
Khi tôi trần tĩnh, mở mắt ra thì nhỏ Quyên đã không còn ở đó. Tôi lúc lắc
đầu và chớp mắt hai ba cái liền để sững sờ nhận ra ô cửa sổ trên tầng hai vẫn