NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 119

sắc. Các pháp đó đóng một vai trò lớn trong sự điều động các pháp vì vậy
nên không thể bỏ lơ chúng được.

Trong kinh Người Biết Sống Một Mình chúng ta đọc câu:
Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi
Trong giây phút hiện tại.
Đứng về phương diện giáo chứng (hình thức), đoạn kinh nói rõ ràng rằng

chỉ có hiện tại mà thôi, quá khứ không còn và tương lai thì chưa tới.

Nhưng đứng về phương diện lý chứng thì khác, một pháp không thể tự

mình mà có, nó phải nương vào những cái khác mới có. Khi nói tay trái thì
chúng ta đồng thời công nhận có tay phải. Nếu không có tay phải thì làm sao
có tay trái? Khi công nhận có cái trên thì phải công nhận có cái dưới. Khi
công nhận có cái trong thì phải công nhận có cái ngoài. Đã công nhận có
hiện tại thì phải công nhận có quá khứ. Không có quá khứ thì làm sao có
hiện tại?

Nhưng đứng về phương diện thực tập, chúng ta thấy: Tuy quá khứ đã qua

nhưng kỳ thực nó đang ẩn trong hiện tại. Những vết thương, những buồn lo,
những kỷ niệm của quá khứ vẫn còn trong hiện tại. Những điều ta nói, ta
làm, những khổ đau ta đã tiếp nhận và chưa chuyển hóa được vẫn còn trong
ta. Tam thế tương tức: quá khứ, hiện tại và vị lai có liên hệ với nhau. Tiếp
xúc được hiện tại, ta cũng tiếp xúc được quá khứ và tiếp xúc được tương lai.
Hiện tại chứa đựng quá khứ và vị lai, hiện tại không phải là một cái gì tách
rời khỏi quá khứ và vị lai. Nhìn kỹ vào hình hài của ta, ta thấy hiện tại,
nhưng ta cũng thấy tổ tiên, ông bà, các thế hệ trước vẫn còn có mặt ở trong
ta. Quá khứ vẫn có mặt nguyên vẹn trong hiện tại. Đứng trên phương diện
hình thức cạn cợt, ta thấy giống như quá khứ đã mất rồi. Kỳ thực quá khứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.