NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 120

vẫn còn có mặt nguyên vẹn dưới dạng của hiện tại. Tuy tương lai chưa tới
nhưng ta thấy những mầm, những hạt giống của tương lai đã có sẵn rồi, nó
chỉ cần thời gian để biểu hiện ra thôi. Chúng ta có thể hiểu được chủ trương
“Tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu” của Hữu Bộ.

Thầy Pháp Cứu (Dharmatrāta), một trong những luận sư nổi tiếng của

Hữu Bộ, đã nói: Chúng ta có một vòng đeo tay bằng vàng. Đeo vài tháng
không thích nữa, chúng ta nấu vàng ra làm thành đôi bông tai. Đeo bông tai
không thích nữa chúng ta đúc vàng thành cái kiềng mà đeo. Tuy có ba hình
thức (vòng đeo tay, hoa tai, cái kiềng) nhưng chất vàng vẫn còn đó mãi. Có
khi vàng là vòng đeo tay, có khi nó là đôi bông tai, có khi nó là kiềng đeo
cổ, nhưng bản chất nó vẫn là vàng. Có khi nó đóng vai trò quá khứ, có khi
nó đóng vai trò hiện tại, có khi nó đóng vai trò tương lai. Đó là lý luận của
thầy Pháp Cứu.

Thầy Diệu Âm (Ghosa), một vị luận sư khác thì lấy ví dụ sau đây: Là một

con người nhưng có khi mình làm tri xa, có khi mình làm tri sự, có khi mình
làm tri viên. Tri viên là quá khứ, tri xa là hiện tại, tri đường là tương lai. Có
ba trách vụ, nhưng “vô ra cũng anh chàng khi nãy” thôi.

Thầy Thế Hữu, tác giả của Dị Bộ Tông Luân Luận thì dùng một ví dụ

toán học: Ví dụ con số 1, khi đứng riêng thì nó là số 1, khi đứng trước số 0
thì nó thành số 10, khi đứng trước hai số 0 thì nó thành số 100. Đó gọi là
hằng hữu.

Thầy Giác Thiên (Buddhadeva), một luận sư lớn khác của Hữu Bộ lại đưa

ra ví dụ: Một người phụ nữ, khi còn trẻ là con gái, khi lớn lên thì là người vợ
và khi có con thì là người mẹ. Con gái, người vợ hay người mẹ thì cũng là
người đó thôi. Pháp thể là một, nhưng có khi nó đóng vai trò hiện tại, có khi
nó đóng vai trò quá khứ, có khi nó đóng vai trò tương lai. Thể của pháp là
thường có.

Khi phê bình chủ trương “pháp thể hằng hữu” chúng ta có thể cho là nó đi

ngược lại với giáo lý của Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã dạy các pháp là vô
thường, còn Hữu Bộ lại nói các pháp là hằng hữu, như vậy thì sao được? Vì
vậy cho nên Hữu Bộ dùng chữ “pháp thể hằng hữu”, pháp thể là bản chất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.