NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 123

quả báo, nhưng mặt khác thì vẫn giữ được giáo lý vô thường, vô ngã phía
bên trên.

Độc Tử Bộ chủ trương có năm tạng (kho): quá khứ, hiện tại, vị lai, vô vi

và bất khả thuyết. Quá khứ là một kho tàng, hiện tại là một kho tàng, tương
lai là một kho tàng, vô vi là một kho tàng và bất khả thuyết (bất khả đắc) là
một kho tàng. Cái ngã được gọi là thắng nghĩa Bổ đặc già la. Chủ trương
“thắng nghĩa Bổ đặc già la” muốn chứng tỏ rằng đây không phải là cái ngã
mà kinh Vệ Đà nói tới. Đây là một cái ngã rất thâm kín, rất sâu sắc mà
chúng ta không thể diễn tả được bằng ý niệm cho nên gọi là bất khả thuyết.
Cái ta, cái con người nằm ở kho thứ năm.

Trong Đại Tỳ Bà Sa Luận, một tác phẩm vĩ đại về Luận Tạng của Hữu Bộ

có nhắc tới Độc Tử Bộ. Các bộ phái có khuynh hướng muốn thiết lập một
cái gì tiếp tục, thường hằng để có thể làm chủ thể cho sự tu học, cho sự tạo
dựng và tiếp nhận quả báo. Người ta đưa ra một ý niệm khác gọi là tế ý thức,
là một thức nằm sâu dưới ý thức. Trong kinh điển, Bụt chỉ nói tới 18 giới.
Sau này vì nhu yếu nói trên nên có thêm thức thứ bảy và thức thứ tám của
Đại thừa. Tế ý thức tương đương với thắng nghĩa Bổ đặc già la. Tại vì con
người luôn luôn có nhu yếu muốn chứng minh rằng có một cái gì liên tục.
Trong khi đó, Phật giáo Nguyên thỉ chủ trương không có một cái gì thường
còn, vĩnh cửu và bất biến cả.

Thượng Tọa Bộ nói: Không có một uẩn nào được chuyền từ quá khứ qua

hiện tại về tương lai. Không có một cái gì bất biến chuyền từ quá khứ sang
hiện tại tới tương lai. Chủ trương này của Thượng Tọa Bộ rất phù hợp với
giáo lý Nguyên thủy của đạo Bụt. Các pháp sinh ra rồi diệt liền lập tức, gọi
là sát na diệt. Không có gì tồn tại để đi qua quá khứ, hiện tại và vị lai.

Một hình ảnh mà chúng ta có thể sử dụng để hiểu được điều này là hình

ảnh của domino. Domino là những con cờ. Chúng ta sắp những con cờ đứng
thành một hàng dài, cái này sau cái kia. Khi ta đẩy một con cờ úp xuống thì
tất cả các con cờ kế cũng lần lượt nối nhau úp xuống, và chúng ta thấy rất rõ
có một dòng liên tục. Đó là hiệu ứng dây chuyền (domino effect). Ta thấy có
một động tác kéo dài từ chỗ này tới chỗ kia, từ hiện tại tới tương lai. Kỳ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.