NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 138

đích thực tối hậu của sự kính ngưỡng không phải chỉ là một ứng thân mà
còn là báo thân và pháp thân. Nhưng hồi đó chưa có bộ phái Phật giáo nào
nói tới danh từ báo thân. Đại Chúng Bộ cũng chỉ mới nói tới hóa thân và
pháp thân, nhưng chưa dùng tới danh từ báo thân (samboyakaya). Thỉnh
thoảng chúng ta cũng có thể nghe một ý niệm thấp thoáng có hương vị báo
thân nhưng danh từ báo thân chưa bao giờ xuất hiện trong Phật giáo bộ phái.

Hữu Bộ có khuynh hướng phát triển tư tưởng về hóa thân và pháp thân.

Duy Thức tông, một tông phái quan trọng sau này, đã thừa hưởng được rất
nhiều từ Hữu Bộ. Thầy Thế Thân (Vasubandhu) là người đã từng nghiên cứu
Hữu Bộ và sau đó chịu ảnh hưởng của Kinh Lượng Bộ và sáng tác ra tác
phẩm Câu Xá Luận. Câu Xá Luận là một tác phẩm tóm lược nền văn học A
Tỳ Đạt Ma tức là Luận tạng của Hữu Bộ. Trong các trường Phật học bây
giờ, không có trường nào không nghiên cứu Câu Xá Luận.

Trong khi đó thầy Vô Trước, anh của thầy Thế Thân, đã đi theo Đại thừa.

Hai bên đi hai con đường khác nhau. Nhưng cuối cùng thầy Thế Thân mới
thấy Đại thừa là nẻo thoát cho thời đại. Thầy đã sử dụng tất cả những gì đã
học trong Hữu Bộ và Kinh Lượng Bộ để dựng nên nền tảng của Duy Biểu
học sau này của Đại thừa. Thầy đã sáng tác Duy Thức Nhị Thập Luận (20
bài tụng Duy Thức) và Duy Thức Tam Thập Luận (30 bài tụng Duy Thức).
Người anh đã sáng tác Nhiếp Đại thừa Luận, hai anh em là hai cột trụ rất
vững để thiết lập ra tông phái Pháp tướng Duy Thức.

Khi nghiên cứu về Duy Thức học (hay Duy Biểu học hoặc Pháp tướng

học), chúng ta thấy Duy Thức học đã thừa hưởng của Hữu Bộ rất nhiều.
Những quan niệm về uẩn, về xứ, về giới, về đế, về phận, Pháp tướng học đã
lấy nguyên khối của Hữu Bộ. Chính ngay quan điểm về tam thân cũng đã
được lấy từ Hữu Bộ. Tuy Hữu Bộ chưa nói tới báo thân nhưng đã nói tới hóa
thân và pháp thân một cách sâu sắc. Pháp tướng Duy Thức học chỉ cần thêm
vào thân thứ ba tức là báo thân. Pháp tướng Duy Thức học

法 相 惟 識 đã

được hai anh em thầy Vô Trước và thầy Thế Thân hệ thống hóa vào các thế
kỷ thứ tư và thứ năm.

Giáo lý tánh Không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.