NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 141

mọi biểu hiện thì chúng ta nói nó có không đúng mà nói nó là không cũng
không đúng. Nó là chân không.” Chúng ta có một bài kệ rất nổi tiếng, rất
quan trọng, chỉ có mười sáu chữ:

Chư hành vô thường
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc
Tất cả hiện tượng đều vô thường tại vì chúng đều có sinh, có diệt. Tất cả

những hiện tượng như một bông hoa, một đám mây cho đến cái giận, cái
buồn của chúng ta đều vô thường, đều có sinh có diệt.

Nhưng khi cái sinh diệt đó diệt rồi, cả hai đều không còn nữa, ta đạt tới

trạng thái không sinh cũng không diệt thì cái tịch diệt đó là một nguồn vui
rất lớn. Tịch diệt là Niết bàn, là sự vắng mặt của có-không, sinh-diệt. Không
là Niết bàn vì nó không lệ thuộc vào không và có, nó là nền tảng.

Hai câu đầu của bài kệ nói về tướng (lakşaņa), về thế giới hiện tượng. Hai

câu sau nói về tánh (svabhava), về phương diện bản thể (nature). Ở trên thì
có sinh, có diệt, có còn, có mất còn ở dưới thì sinh-diệt không còn nữa,
chúng ta có niềm vui của sự vắng lặng tức sự vượt thoát sinh tử. Đó là chỗ
quy thú, cái mà Đức Thế Tôn nói “nếu không có cái đó thì tất cả những cái
khác không có chỗ để trở về”.

Ngoài Tam pháp ấn của Nam tông là khổ-vô thường-vô ngã, Hữu Bộ còn

thêm không vào thành: khổ -không-vô thường-vô ngã, gọi là Tứ pháp ấn. Có
thể đó là do sai lầm trong sự truyền thừa. Tam pháp ấn, nếu muốn cho đầy
đủ, là:

vô thường - vô ngã
------------------------------
Niết bàn
Vô thường, vô ngã là đứng về phương diện tướng của các pháp nhưng

đứng về phương diện tánh thì là Niết bàn. Niết bàn là nền tảng của các pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.