NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 143

đợt sóng lên xuống hoài nhưng nếu biết mình là nước rồi thì nó không sợ hãi
nữa, sóng lên cũng vui mà sóng xuống cũng vui, có cũng vui mà không cũng
vui tại vì bản chất của nước là vượt thoát lên xuống, có không. Đó là làm
thỏa mãn trí tìm tòi của con người về phương diện thực chất và bản thể.

Đứng về phương diện làm thỏa mãn sự thương yêu, thờ cúng và kính

ngưỡng của con người, Đại thừa đã sáng tác được rất nhiều.

Giáo lý hồi hướng công đức
Ban đầu chúng ta có quan niệm: Phải hoàn toàn nương vào tự lực. Ông tu

ông đắc, bà tu bà đắc. Chúng ta không thể nương nhờ người khác. Mình phải
tự ăn mới no, phải tự uống mới hết khát.

Nhưng nếu quá cứng nhắc, chúng ta sẽ không thấy được sự thật. Đó chỉ là

một quan niệm tương đối. Nếu quán chiếu chúng ta thấy rằng, một người an
lạc, giải thoát có thể giúp được nhiều người khác. Ví dụ như trong nhà có
năm anh em mà đã có tới bốn người làm biếng, chỉ có một người làm việc.
Tuy có bốn người làm biếng, nhưng nhờ có một người làm việc nên tất cả
cũng có cái gì để ăn. Khi chúng ta trở thành một vị Bụt, một vị Bồ tát, có an
lạc, có giải thoát thì tự nhiên những người khác cũng được thừa hưởng cái
an lạc và giải thoát đó. Sự thực tập của chúng ta ở đây là có bao nhiêu công
đức, bao nhiêu thành tựu chúng ta đều hồi hướng cho chúng sanh kẻo tội
nghiệp họ. Vì vậy chúng ta có giáo lý “hồi hướng công đức”. Trong một cặp
vợ chồng, nếu có một người đứng vững và có niềm vui thì người kia thế nào
cũng được nâng đỡ. Trong một cặp cha con hay một cặp mẹ con cũng thế.
Người này thừa hưởng được sự thực tập của người kia, thừa hưởng được sự
vững chãi, sự thảnh thơi và tuệ giác của người kia. Chúng ta có quyền căn
cứ, tin tưởng vào tha lực. Đó là một phát triển lớn của Đại thừa.

Sự thực tập của chúng ta có thể đem lại tuệ giác, hạnh phúc và thảnh thơi

thì chúng ta được thừa hưởng tuệ giác, hạnh phúc và thảnh thơi đó. Nhưng
chúng ta cũng có thể chia sẻ sự thừa hưởng của chúng ta với những người
khác. Sự chia sẻ đó gọi là hồi hướng công đức. Những gì thành tựu được, ta
không giữ lại cho một mình ta mà ta muốn chia sẻ với tất cả mọi người, mọi
loài. Đó là nét đặc sắc của đạo Bụt Đại thừa. Nói như vậy không có nghĩa là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.