Bồ đề tâm, ở Làng Mai chúng ta gọi là tâm thương yêu hay tâm giác ngộ.
Nghĩa là có Bồ đề tâm, có nguyện lớn, có hoài bão lớn. Lý tưởng của Bụt rất
lớn, đó là lý tưởng cứu độ chúng sanh. Mình đi tu chỉ để cho bớt khổ hay hết
khổ thì không xứng đáng là con của Bụt. Phải phát Bồ đề tâm. Đi tu không
phải tìm giải thoát giác ngộ cho riêng mình mà làm cho tất cả. Đó là ý niệm
của Bồ đề tâm.
Trong kinh Bát Nhã có nói: Bồ tát là một con người biểu hiện cho tâm Bồ
đề. Người đi theo Bồ tát thừa, có chí nguyện cùng đi như một dòng sông thì
mới xứng đáng là con của Bụt, còn người đi tìm sự giải thoát cho riêng
mình, cho khỏe, để nhập Niết bàn thì không phải là con ruột của Bụt, đó là
con ghẻ. Trong kinh Bát Nhã nói: Nhà vua ngủ với chánh cung hoàng hậu
thì mới sinh ra thái tử. Nếu vua ngủ với người khác như với cung nữ thì đứa
con sinh ra không phải đích thực là con của vua.
Nếu theo Tiểu thừa không phải là Pháp vương tử, theo Đại thừa mới đích
thực là Pháp vương tử. Trong những tác phẩm đầu tiên của Đại thừa có nói:
Các anh theo Tiểu thừa, các anh không phải là con ruột của Bụt. Chính
chúng tôi, những người Đại thừa mới thật sự là con của Bụt. Các kinh Bát
Nhã xuất hiện lúc đầu có giọng chê trách như vậy.
Mười địa
Mười địa là trình độ, thứ cấp tu chứng của một vị Bồ tát được phác họa
rất rõ ràng. Có nhiều thứ “Mười địa”. Ngay trong Phật giáo bộ phái cũng đã
bắt đầu có Mười địa, nhưng Mười địa của Tiểu thừa rất khác với Mười địa
của Đại thừa. Địa cao nhất trong mười địa theo Đại thừa là Pháp vân địa.
Chúng ta có một kinh gọi là Thập địa kinh thuộc về văn học Hoa Nghiêm.
3. Quan niệm Ba thân
Trong Đại thừa bắt đầu xuất hiện quan niệm Tam thân, ba thân của Bụt.
Trong thời kỳ Phật giáo sơ kỳ đã có quan niệm Hai thân là sắc thân và
pháp thân. Pháp thân là the Teaching body. Có một lần Bụt nói với thầy
Vakkali: “Sắc thân của tôi đâu có quan trọng, thầy vướng mắc vào làm chi?
Chính pháp thân của tôi mới quan trọng, nó đã có trong người của thầy rồi