NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 28

Nhưng trong nền văn học Bát Nhã, chữ Không không chỉ là một tuệ giác

mà là một cái gì có thật và nó làm nền tảng của mọi vạn hữu. Chân như là
nền tảng của vạn hữu. Tàng thức cũng vậy, tất cả đều do thức mà ra. Nếu
thông minh thì chúng ta có thể sử dụng nó để giảng dạy và thực tập. Nhưng
nếu không thông minh thì chúng ta có thể đi tới một quan điểm rất gần với
thần giáo (theism), Thượng đế là nền tảng của tất cả mọi loài. Cũng như Niết
bàn, Niết bàn có thể trở thành một nền tảng, một bản thể. Đây là một khuynh
hướng đi về Bản thể học (une tendance ontologique). Cũng như pháp thân,
chữ pháp thân Đức Thế Tôn dùng chỉ có nghĩa là giáo pháp, là pháp môn, là
tất cả những giáo lý như Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn,
Ngũ lực, Thất bồ đề phần... Những giáo lý đó thay thế Đức Thế Tôn tồn tại
mãi trên cuộc đời để làm thầy của mình. Đó là pháp thân theo nghĩa nguyên
thỉ của nó. Sau này trong Đại thừa, pháp thân trở thành một cái gì chắc thật
hơn, rất tế nhị và rất đẹp. Các thi sĩ của thiền môn nói rằng chim hót, thông
reo, hoa nở, mây bạc, trăng vàng đều là sự biểu hiện của pháp thân, vì vậy
pháp thân là thực tại, là nền tảng của vạn hữu.

Điều đó đúng ở chỗ là nếu nhìn vào bông hoa mà chúng ta có thể nghe

bông hoa thuyết pháp, thuyết pháp về vô thường, vô ngã, về tương tức. Quán
chiếu vào bất cứ hình tướng nào trên thế giới chúng ta đều thấy hình tướng
đó diễn bày sự thật về vô thường, vô ngã và tương tức. Pháp thân là như
vậy! Nếu nói pháp thân là một cái gì chắc thật làm nền tảng để cho tất cả các
hiện tượng phát hiện ra thì chúng ta đã đi hơi xa.

5. Sự sùng tín
Chúng ta có thể theo hai khuynh hướng hoặc dùng sự quán chiếu và tuệ

giác để được giải thoát, đó là theo tinh thần nguyên thỉ, hoặc nương vào
niềm tin nơi Tam Bảo. Tam quy, đối với chúng ta ở Làng Mai, là sự thực tập
trở về nương tựa Tam Bảo chứ không phải là sự phó thác tất cả cho Tam
Bảo.

Quy y Phật là trở về với khả năng tỉnh thức, khả năng đi đứng nằm ngồi

trong chánh niệm của mình trong đời sống hàng ngày. Đó gọi là quy y Phật.
Quy y Phật không có nghĩa là lạy xuống và nương tựa vào vị Phật ở ngoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.