NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 29

mình. Lạy Phật như vậy là tín tâm, là sùng tín. Nếu quy y Phật đúng cách thì
với mỗi hơi thở, mỗi bước chân mình đều trở về với chánh niệm, chánh
định, nghĩa là trở về với Đức Phật trong con người mình. Quy y Pháp là trở
về nương tựa nơi giáo pháp của Đức Thế Tôn đã chỉ dạy để mình có thể theo
đó mà thực tập và hành trì. Mỗi khi có buồn, có giận, có lo, mình biết cách
sử dụng Pháp và an trú trong Pháp để chuyển hóa, thì gọi là quy y Pháp.

Quy y Tăng cũng vậy. Có người đem gạo, cơm, rau muống tới cúng

dường. Họ thực tập sùng tín để có công đức. Họ cũng bớt khổ nhiều lắm.
Nhưng đối với chúng ta là những người tu thì quy y Tăng là có niềm tin ở
Tăng thân. Mỗi ngày mình xây dựng Tăng thân, không đi riêng rẽ khỏi Tăng
thân. Đó là quy y Tăng.

Trong Phật giáo Nguyên thỉ chất liệu của sự sùng tín rất ít. Người ta có

niệm: Namo-tassa-bhagavato-arahato-samma-sambuddhasa, đồng thời người
ta cũng thực tập. Phật giáo sùng tín là devotion, tiếng Phạn là bhakti. Trong
đạo Bụt Đại thừa trí tuệ lên cao đã đành mà chất liệu sùng tín cũng lên cao
đi đôi với việc nâng từ bi lên ngang hàng với trí tuệ.

Đối tượng của sự sùng tín bắt đầu xuất hiện. Sùng tín Đức Bổn Sư không

đủ, phải có những vị Bụt khác như bụt A Di Đà, bụt A Súc... Người ta tin
tưởng vào cõi Tịnh độ của bụt A Di Đà, của bụt A Súc, tin tưởng vào Long
Hoa Tam Hội của bụt Di Lặc. Những đối tượng của sự sùng tín được tạo
dựng ra, trong số đó, ngoài hình ảnh của các vị Bụt còn có hình ảnh của các
vị Bồ tát như Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát
Quan Âm. Đó đều là đối tượng của sự sùng tín. Các vị không phải là nhân
vật lịch sử như Đức Thích Ca Mâu Ni hay Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên.

Tại sao chúng ta lại có thể sùng kính được một nhân vật không có tính

cách lịch sử? Trong vấn đề đó chư tổ không hề nao núng tại vì đại trí là trí
tuệ lớn và chính trí tuệ lớn giải phóng cho con người. Tất cả chúng ta ai
cũng cần có đại trí. Người ta nói, đại trí là mẹ của các vị Bụt, thì làm sao mà
mình không sùng kính được? Người ta đã nhân cách hóa (personify) đại trí
và chúng ta có Đức Bồ tát Văn Thù. Chúng ta biết Đức Bồ tát Văn Thù có
trong Đức Thích Ca, có trong thầy Xá Lợi Phất và có trong mình. Mỗi khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.