(universal mental formations) là xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. Tâm sở tương
ưng với tâm cũng như những giọt nước tương ưng với dòng sông, không
tách ra được. Tương ưng là samyuktā. Tương ưng tâm sở ngũ thập nhất là
có 51 tâm sở đi đôi với tâm.
Một sát na tâm của Đức Thế Tôn tương ưng với tâm sở tuệ có thể liễu tri
được tất cả các pháp một cách dễ dàng và nhanh chóng nên tâm ấy được gọi
là đại trí (mahaprajña). Đây là hạt giống của tư tưởng Ma ha Bát nhã sau
này.
15. Chư Phật Thế Tôn tận trí vô sanh trí hằng thường tùy chuyển, nãi
chí bát Niết bàn.
Đối với các vị Như Lai thì trí tận diệt và trí không sinh thường xuyên hiện
hành cho đến lúc các ngài nhập vào Niết bàn.
The Kşayajñāna, the knowledge of extinction and the Anutpadayajñāna,
the knowledge of non-rebirth are always present in the Buddhas and they
continue to be so till the parinirvāna.
Chez les Bouddhas, le Kşayajñāna et la connaissance de la non
production continuent sans arrêt jusqu’à ce qu’ils entrent dans le
parinirvāna.
Hai loại trí tuệ, tận trí và vô sinh trí luôn luôn đi đôi với nhau, làm việc
với nhau, thay thế nhau cho đến khi các Đức Thế Tôn đi vào Niết bàn tuyệt
đối. Trong thời gian thọ mạng của các Đức Thế Tôn thì hai loại trí tuệ đó
hoạt động không ngừng nghỉ cho đến khi các Ngài nhập Niết bàn.
Tận trí: Là trí tuệ diệt trừ được tất cả mọi phiền não, mọi ô nhiễm. Chúng
ta thực tập là để chuyển hóa, đoạn trừ và chấm dứt tất cả mọi phiền não và
đạt tới tận trí hay đoạn trí và lấy đi các phiền não như tham, sân, si, ganh tị
và sợ hãi.
Vô sanh trí: Là trí tuệ thấy được cái không sinh, không diệt, không tới,
không đi, không còn, không mất, không một, không nhiều của các pháp. Các
vị La hán chỉ có tận trí, chưa có vô sanh trí trong khi Đức Thế Tôn thì có cả
hai. Hai loại trí tuệ đó là căn bản của đời sống hàng ngày của Đức Thế Tôn
cho đến khi Ngài nhập Niết bàn tuyệt đối.