phải là cái thấy, mắt chỉ là một cục thịt (mắt thịt). Chúng ta nghĩ mắt có thể
thấy được là sai. Cái có thể thấy được không phải là căn mà là thức. Mắt
không thấy sắc, tai không nghe tiếng, mũi không ngửi hương, lưỡi không
thưởng thức vị, thân không có xúc, chúng phải cần có thức. Đây là sự sắp
đặt trước để sau này chúng ta có chủ trương căn, trần và thức là ba cái khác
nhau. Căn tiếp xúc với trần làm phát hiện ra thức. Chính thức mới là cái
thấy, là cái nghe, v.v... Chúng ta nói mắt thấy trời xanh, là sai.
Trong tác phẩm Bát thức quy củ tụng của thầy Huyền Trang có câu: Ngu
giả nan phân thức dữ căn. Câu đó có nghĩa là những người dại dột không
phân biệt được giữa căn và thức. Họ nói căn là cái thấy, cái nghe, cái ngửi
v.v... Căn thiệt ra chỉ là nhục đoàn, là sinh lý.
25. Tại đẳng dẫn vị hữu phát ngữ ngôn diệc hữu điều phục tâm diệc
hữu tịnh tác ý.
Trong giai đoạn đẳng dẫn, vẫn có sự phát ra ngôn ngữ, vẫn có cái tâm
thuần hóa, vẫn có cái ý tản mạn.
Even in the state of samādhi (samāhita) one can utter words, there is also
a subdued mind and also a quarrelsome mind.
Quand on se trouve en état de contemplation, il y a emission vocale,
pensée disciplinée et attention à la discussion.
Đẳng dẫn có nghĩa là trạng thái có định. Trong trạng thái có định thì vẫn
phát ra được ngôn ngữ, vẫn có thể có tâm điều phục và cũng có thể có tâm
còn tác ý. Thiền định có nhiều cấp bậc. Trong trạng thái thiền định lúc ban
đầu (samāhita), người hành giả có thể phát ra lời nói, tâm của hành giả vẫn
có thể được điều phục, im lặng, nhưng tâm của hành giả cũng có thể phát ra
ý kiến.
Có những tông phái chủ trương rằng trong thiền định, người hành giả
hoàn toàn bị thu nhiếp. Ở đây, Đại Chúng Bộ chủ trương rằng trong trạng
thái thiền định chúng ta vẫn có thể nói, có thể thốt ra những lời như: Ô, hạnh
phúc! Thiệt là khổ! Thiệt là tội nghiệp! Đang quán chiếu về khổ, thấy chúng
sanh đang lăn lộn, chìm ngập trong khổ đau, trong trạng thái thiền định đó
chúng ta có thể thốt lên: Khổ thiệt! Khổ thiệt! Trong khi có định, có an lạc,