Les paroles sur la douleur peuvent être une aide.
Lời nói về khổ có thể có ích lợi cho việc thực tập.
31.Tuệ vi gia hạnh, năng diệt chứng khổ, diệc năng dẫn lạc.
Tuệ giác là động cơ có năng lực loại trừ khổ đau, lại có năng lực dẫn tới
yên vui.
Through the instrumentality of wisdom, one annihilates suffering and is
also capable of obtaining the final beatitude.
La sagesse est un moyen qui peut faire cesser la douleur et qui peut aussi
préparer le bonheur.
Tuệ là một yếu tố đẩy sự thực tập đi tới. Tuệ có thể giúp chúng ta diệt trừ
khổ đau và đem lại an lạc. Câu này xác nhận con đường của đạo Bụt là con
đường tuệ giác chứ không phải con đường của sự cầu xin, của sự tín mộ. Tất
cả những thực tập của ta là để đạt tới tuệ giác. Tuệ giác chuyển hóa đau khổ
của ta. Vì vô minh nên ta hệ lụy, ta vướng mắc, ta đau khổ. Khi có tuệ giác
thì ta không còn hệ lụy, giận hờn và đau khổ nữa. Sự thực tập quan trọng
nhất là sự thực tập để đưa tới tuệ giác. Chế tác an và lạc giúp ta nuôi dưỡng
và trị liệu, nhưng ta phải thực tập tuệ giác thì mới cởi trói được cho ta, làm
cho ta hết khổ. Tuệ giác cũng đem lại hạnh phúc, an lạc cho ta tại vì nó đưa
tới vô úy (không sợ hãi) và tự do. Còn sợ hãi, còn hệ lụy thì làm sao có hạnh
phúc chân thực được?
32. Khổ diệc thị thực.
Khổ cũng là một thức ăn.
Suffering is also a kind of food.
La douleur est aussi un aliment.
Nếu không tiếp xúc với khổ đau, không nhận diện được sự có mặt của
khổ đau thì chúng ta không làm lớn lên được ý chí tu tập của mình. Chúng ta
không phát khởi được lòng từ bi và sự hiểu biết của mình. Phải tiếp xúc với
khổ đau, phải tiêu thụ một lượng khổ đau nào đó trong đời sống hàng ngày
thì chúng ta mới có thể lớn lên được. Trong bài hát “Quê hương đi về trên
những bàn chân” của sư cô Giải Nghiêm có câu: Khổ đau từng nuôi ta lớn