Nhìn vào lược đồ của André Bareau chúng ta thấy ở trên ghi năm Bụt
nhập diệt là E. N., có nghĩa là Phật lịch tính từ ngày Bụt nhập diệt (E: ère,
N: Nirvana). Thí dụ như 200 E.N. là 200 năm sau khi Bụt nhập diệt, chữ
E.N. là tiếng Pháp. Chúng ta có thể dùng danh từ Phật lịch hay sau Niết bàn
(S.N.). Sau Niết bàn 140 năm (S.N. 140) thì có sự phân phái và do đó có Đại
Chúng Bộ và Thượng Tọa Bộ.
Theo tài liệu của thầy Thế Hữu thì vào khoảng 100 năm sau khi Bụt nhập
diệt thì đã có sự phân phái. Nhưng khi so sánh cho kỹ rồi đúc kết thì ta thấy
con số 140 năm gần với sự thật hơn.
Theo nguyên tắc thì Đại Chúng Bộ là số đông và có nhiều người trẻ hơn
vì đó là phái cấp tiến, phái muốn làm cách mạng. Còn Thượng Tọa Bộ thì ít
người hơn, tuổi lớn hơn và có khuynh hướng bảo thủ.