Học Duy biểu chúng ta thấy sự phát triển của tư tưởng Phật giáo bắt
nguồn từ tư tưởng này, và tư tưởng này cũng bắt nguồn từ trong kinh tạng.
Trong Tăng Nhất A Hàm Đức Thế Tôn có nói: “Tâm thức mình vốn là trong
sáng”. Đọc Lâm Tế Lục chúng ta cũng nghe lại lời nói đó: “Tâm của ta
trong sáng”. Tổ có nói tới lục đạo thần quang tức sáu luồng ánh sáng của
tâm thức có thể làm ra những phép lạ. Đây là một đề tài rất quan trọng trong
tư tưởng Phật giáo.
Vậy cái chủ trương thứ 42: “Tâm tánh bổn tịnh, khách tùy phiền não chi
sở tạp nhiễm, thuyết vi bất tịnh”, có nghĩa là bản tánh của tâm vốn là trong
sáng, nhưng vì những phiền não ô nhiễm bên ngoài (khách) tới làm cho tâm
bị ô nhiễm nên gọi là tâm bất tịnh, kỳ thực tâm ta vẫn trong sáng. Đó là một
điểm rất quan trọng mà sau này chúng ta thấy các vị tổ sư khai thác trong
Duy Biểu học.
43. Tùy miên phi tâm, phi tâm sở pháp, diệc vô sở duyên.
Tùy miên không phải tâm, không phải tâm sở, không có đối tượng.
The tendencies are neither consciousness nor mental formations and they
do not have objects of perceptions.
Les tendances ne sont ni pensée, ni formations mentales et sont
dépourvues d’objets.
Tùy miên (anuśaya) là những khối phiền não, những khối ràng buộc,
những tập khí, những thói quen được ngủ yên trong đáy tâm thức của mình.
Tùy miên, tiếng Pháp là les tendances dormantes, tiếng Anh là dormant
passions. Đây là một quan điểm về tâm, về tâm sở và về tùy miên của Đại
Chúng Bộ. Có sự phân biệt giữa tâm (sau này gọi là tâm vương) và tâm sở.
Ban đầu chúng ta có sáu tâm và sáu thức, thứ nhất là nhãn thức tức là cái
thấy và thứ sáu là ý thức tức là cái suy tư hay tri giác. Sau này chúng ta có
tám thức, dưới thức thứ sáu người ta còn tìm ra thức thứ bảy và thức thứ
tám.
Trong truyền thống Pháp tướng Duy Thức có 51 tâm sở. Có những truyền
thống nói tâm và tâm sở là một, không thể chia hai ra được. Nhưng cũng có
truyền thống cho rằng, tâm khác với tâm sở. Cũng như ta nói, dòng sông và