NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 91

ai thương ai? Nếu không có ai thương ai, thì từ, bi, hỷ, xả không có nghĩa.
Trong giáo lý phải có người tạo nghiệp (nghiệp xấu, nghiệp tốt), người thọ
nghiệp (nghiệp xấu, nghiệp tốt), người tu tập và người chứng quả. Đức Thế
Tôn đã từng là người tu tập và Đức Thế Tôn đã chứng quả. Vì vậy mình biết
rằng có con người, có cái ta, có chủ thể đi ngang qua các hình thái luân hồi,
có chủ thể hành động, suy nghĩ và tu tập. Ví dụ như con mắt. Con mắt
không thấy được, phải có người thấy. Con mắt chỉ là một dụng cụ, là cái ống
nhòm thôi, phải có người đứng sau để thấy. Những lý luận đó rất sắc bén và
dễ hiểu nên người ta đi theo phái Pudgalavāda rất đông. Nhưng phái này vì
cũng muốn trung thành với giáo lý căn bản của đạo Bụt cho nên cũng đã
giảng giải về vô thường vô ngã, nhưng giảng giải theo kiểu khác. Có nhiều
trường phái khác cho Pudgalavāda là ngoại đạo vì đã dám chủ trương có
người, có ngã.

Hữu Độc Tử Bộ Bản tông đồng nghĩa có nghĩa là: Có một tông phái gọi là

Độc Tử Bộ và đây là chủ trương của phái gốc. Bản tông là trường phái gốc
vì có những trường phái đi về sau, có thể có những chủ trương sai khác. Khi
mới thành lập, tông phái gốc chủ trương như vậy. Sau đó chia chẻ ra thành
những tông phái nhỏ gọi là Mạt tông dị nghĩa. Bản là gốc, mạt là ngọn (mạt
tông dị nghĩa). Ví dụ Làng Mai là gốc, rồi có một tăng thân được thành lập ở
Hoa Kỳ hay ở Phi châu, tuy cũng đi theo Làng Mai nhưng từ từ có thay đổi,
có những chủ trương hơi khác với Làng Mai, đó gọi là mạt tông dị nghĩa.

Mạt tông dị nghĩa có nghĩa là những chủ trương của tông phái ngọn

không còn giống với tông phái gốc, chúng đã bị biến chất.

Luận Dị Bộ nói tới các tông phái. Sau khi nói đồng nghĩa của bản tông thì

nói tới dị nghĩa của mạt tông. Cùng một tông phái mẹ sinh ra những tông
phái con cháu, tông phái con cháu có những chủ trương khác với tông phái
mẹ, đôi khi còn ngược lại thì gọi là mạt tông dị nghĩa.

Giờ đây chúng ta hãy xét về bản tông đồng nghĩa của Độc Tử Bộ:
1. Vị Bổ đặc già la phi tức phi ly uẩn.
Bổ đặc già la không phải đồng nhất với uẩn, cũng không phải độc lập với

uẩn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.