NHỮNG CUỘC CHINH PHẠT CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ - Trang 21

bị hành hình vì nghi ngờ mưu phản. Sự kiện cuối cùng được ghi chép lại là
trận Gaugamela. Chares, viên thị thần hoàng gia, đã viết một cuốn sách về
các giai thoại khi ông còn ở trong triều, trong khi Onesicritus, hoa tiêu
chính của Alexander, học trò của Diogenes, đã để lại một ghi chép là sự
pha trộn nguy hiểm giữa thật và giả. Đối với ông, Alexander là “một triết
gia trong lĩnh vực quân sự”, một người đàn ông mang sứ mệnh. Nearchus,
người đã chỉ huy hạm đội của Alexander trong chuyến hải hành từ Ấn Độ
tới vịnh Ba Tư, tiếp bước cùng với một ghi chép ít khoa trương hơn, nhưng
không may là ghi chép này chỉ bắt đầu từ chuyến hải hành của ông. Sau đó,
chỉ giới hạn trong những ghi chép cùng thời quan trọng nhất, chúng ta có
những bản chép sử của Ptolemy, người mà sau khi Alexander băng hà, đã
trở thành người cai trị và sau này là vua của Ai Cập, và bản chép sử của
Aristobulus, người có vẻ là một kỹ sư hay kiến trúc sư. Về những ghi chép
này, tôi sẽ bàn tới sau. Nhưng ghi chép về Alexander phổ biến nhất trong
những thế kỷ sau đó – mà Cealius, bạn của Cicero, đã đọc được – lại được
viết bởi một người không tham gia cuộc viễn chinh, Cleitarchus. Ông đã
viết bản sử đó tại Alexandria vào cuối thế kỷ thứ IV, hoặc có thể muộn hơn.
Cleitarchus đã mô tả Alexander như “một người anh hùng”, như
Callisthenes đã làm, và (có chút phi lý) như người sở hữu những phẩm chất
tiêu biểu nhất của một vị vua Hy Lạp. Nhưng sức hấp dẫn chủ yếu của cuốn
sách hầu như chắc chắn là từ những mô tả sống động và những tình tiết gây
xúc động mạnh, chẳng hạn như việc Thais, gái điếm hạng sang của Hy Lạp
đã dẫn dắt Alexander, một kẻ nghiện rượu trong cuộc truy hoan ồn ào dẫn
tới việc đốt cung điện tại Persepolis, việc Alexander nhận những mặt hàng
xa xỉ của người Ba Tư, bao gồm cả một hậu cung gồm 365 cung phi, rồi
cuộc truy hoan kéo dài hàng tuần ở Carmania, vụ đầu độc Alexander, v.v…

Arrian đã đọc tất cả hoặc đọc phần nhiều những bản chép sử này. Ông

chắc chắn quen với những lời phê phán của những trường phái triết học,
đặc biệt là phái Khắc kỷ, và những nhà hùng biện.

[29]

Họ tìm thấy một sự

tương hợp trong tật nghiện rượu, tính tự phụ của Alexander, sự thiếu hụt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.